Đồng USD đã phục hồi trở lại so với euro và đồng yên Nhật ngay khi bước vào tuần giao dịch mới (sáng nay 21/12 - giờ Việt Nam. Hiện 1 USD đổi được 0,9203 EUR; 121,2000 JPY; 0,6705 GBP; 0,9921 CHF…
Trung Quốc khó siết quản lý hệ thống ngân hàng ngầm 10 nghìn tỷ USD?
- Cập nhật : 30/05/2018
Thị trường tín dụng Trung Quốc hiện đang phát đi nhiều tín hiệu căng thẳng, đã có 7 công ty vỡ nợ trên thị trường trái phiếu nội địa.
Các cơ quan quản lý Trung Quốc đang có bước tiến trong việc quản lý ngành ngân hàng “trong bóng tối” quy mô 10 nghìn tỷ USD, thế nhưng sau khoảng một năm thắt chặt chính sách với một trong những lĩnh vực rủi ro nhất của ngành, cuộc chiến vẫn chưa biết khi nào kết thúc.
“Chúng ta đã có một khởi đầu tốt của một hành trình dài. Nhiều mảng trong ngành ngân hàng trong bóng tối đang thu hẹp lại, tín dụng liên ngân hàng bắt đầu giảm. Thế nhưng sẽ còn lâu mới có thể tuyên bố rằng mọi việc đã được hoàn tất”, chuyên gia kinh tế tại công ty chứng khoán Macquaire, ông Larry Hu, nhận xét.
Trong năm ngoái, tỷ lệ tài sản của ngành ngân hàng ngầm tính trên tương quan với tổng GDP giảm. Trong 5 năm trước đó, tỷ lệ này tăng gấp đôi lên tương đương 87% GDP vào năm 2016, đến năm 2017, tỷ lệ giảm xuống còn tương đương 79%, theo tính toán của Moody's Investors Service.
Hai điểm chính của chiến dịch thắt chặt quản lý với ngành ngân hàng ngầm chính là việc thu hẹp bán các sản phẩm quản lý tài sản mang lại lợi suất cao và việc giảm bớt sự phụ thuộc ngầm giữa các tổ chức tài chính.
Sau giai đoạn tăng trưởng bùng nổ từ năm 2010 đến năm 2016, sản phẩm quản lý tài sản do các ngân hàng bán ra gần như không tăng trưởng trong năm 2017. Việc các ngân hàng giảm mạnh vay tiền từ một số tổ chức tài chính khác trong năm nay cũng có thể coi như một chỉ báo của sự thành công của các nhà quản lý, dù mới chỉ ở mức độ khiêm tốn.
Các khoản vay dành cho các tổ chức phi ngân hàng như quỹ đầu tư hay công ty chứng khoán đã sản sinh ra nhiều lớp vay và đẩy tỷ lệ vay nợ lên cao.
Tuy nhiên, các tổ chức tài chính của Trung Quốc đang tìm cách khác để lách luật.
Việc các ngân hàng cần tiền gửi có thể khiến lãi suất trên thị trường tiền tệ tăng lên, và tiếp đó tác động đến những người đi vay tiền tại Trung Quốc. Thị trường tín dụng Trung Quốc hiện đang phát đi nhiều tín hiệu căng thẳng, đã có 7 công ty vỡ nợ trên thị trường trái phiếu nội địa khi mà những bên vay tiền yếu khó đảo nợ.
Tương tự, 8 sản phẩm tín thác khác cũng đã phải chịu trả chậm trong năm nay. Cho đến trước khi Trung Quốc siết quản lý với hệ thống ngân hàng ngầm, nhóm lĩnh vực kể trên từng tăng trưởng nhanh nhất trong ngành và là cách rất phổ biến để nhiều công ty bất động sản và chính quyền địa phương huy động tiền.
Tất cả những vấn đề kể trên không khỏi khiến người ta đặt câu hỏi liệu các nhà quản lý Trung Quốc có thể thắt chặt thành công chính sách với hệ thống ngân hàng ngầm ở thời điểm căng thẳng thương mại đang khiến người ta lo lắng về triển vọng kinh tế.
Ở hiện tại, họ vốn đã thể hiện rằng họ nhận thức được những hậu quả tệ hại họ gây ra bằng cách trì hoãn việc áp dụng hạn chế hoạt động quản lý tài sản từ giữa năm 2019 sang cuối năm 2020.
Trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, cổ phiếu nhiều ngân hàng lớn của Trung Quốc giảm điểm. Cổ phiếu ngân hàng Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc giảm 2,3% và như vậy có mức giảm sao nhất trong hơn 1 tháng; cổ phiếu ngân hàng China Merchants Bank giảm 1,5% trên sàn Hồng Kông.
TRUNG MẾN
Theo Bizlive.vn