Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde cho hay bà không loại trừ khả năng thế giới trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính mới trong phần còn lại của cuộc đời bà.
Saudi Arabia đang "đùa với lửa"
- Cập nhật : 12/03/2016
(Tai chinh)
Mối quan hệ giữa Saudi Arabia và Mỹ sẽ được xem xét kỹ lưỡng. Một mối quan hệ phải được xây dựng bằng những giá trị chung chứ không phải lợi ích riêng. Nếu đối đầu, Saudi Arabia sẽ thua cuộc, bởi hơn bao giờ hết, nước này cần Mỹ bảo vệ do tình hình an ninh ở Trung Đông đang rối ren.
Saudi Arabia sẽ không cắt giảm sản lượng dầu, sẽ tiếp tục sản xuất thật nhiều cho đến khi các nhà cung cấp khác buộc phải rời khỏi thị trường. Đó là thông điệp rõ ràng của bộ trưởng dầu mỏ của Saudi Arabia tại hội nghị IHS Cera ở Houston cách đây hai tuần. Ông Ali al-Naimi, 81 tuổi, đang cố gắng để khẳng định rằng ngành công nghiệp đá phiến Mỹ không phải là mục tiêu duy nhất của các nước Arab nhưng điều này không thuyết phục được những người đang phải chịu hậu quả do giá dầu còn 30 USD/thùng.
Saudi Arabia buộc phải mất tiền, coi đó là khoản chi phí cần thiết nhằm đảm bảo thị phần dầu. Nhìn từ góc độ này, có lẽ các nước khác nên học cách làm thế nào để đối mặt với thực tế khắc nghiệt. Dù có oán hận nhưng Algeria, Venezuela và các nước khác trong OPEC chẳng thể chống lại Saudi Arabia. Rất ít thành viên của OPEC chấp nhận việc các nước cùng chung tay giảm sản lượng dầu, đó là lý do tại sao các trọng tâm của cuộc chiến giành thị phần phụ thuộc vào ngành công nghiệp đá phiến của Mỹ. Nhưng nhắc đến Mỹ, có lẽ Saudi Arabia đã chọn sai đối thủ.
Tại Mỹ, những chiến dịch tranh cử tổng thống đang tiến đến cao trào, những người theo chủ nghĩa dân túy đang được ủng hộ. Mức sống của tầng lớp trung lưu giảm đi, số lượng công việc toàn thời gian giảm trong khi người ta thích làm bán thời gian hơn. Chia thưởng không đều làm hàng triệu người Mỹ cảm thấy chán nản.
Đây cũng chính là lý do vì sao Donald Trump và Bernie Sanders tự nhiên lại được mến mộ. Và cho dù nếu hai nhân vật này thất bại và nước Mỹ có thể không có một tổng thống mới theo chủ nghĩa dân túy, chương trình nghị sự đang thay đổi dần dần.
Chủ nghĩa dân túy cần kẻ thù và Saudi Arabia đang tự đặt mình vào vị trí này. Saudi Arabia phải nhận khá nhiều lời chỉ trích, không chỉ từ nhóm những người vận động vì nhân quyền. Năm nay, đã có 69 người bị chém đầu. Ở Yemen, cuộc chiến tranh tàn bạo và vô nghĩa diễn ra, nạn nhân đều là những người vô tội. Saudi Arabia đang làm gì để giúp đỡ trong Syria? Tiền vẫn chảy từ Saudi Arabia đến những nhóm cực đoan ở Trung Đông. Và người Mỹ vẫn còn nhớ rằng, hầu hết những kẻ tham gia tấn công ngày 11/9/2001 đều có liên quan đến Saudi Arabia.
Vua Abdullah đã có một vài chính sách, dù rất nhỏ, để từng bước cải thiện điều kiện sống của phụ nữ. Trong khi đó, người kế vị là vua Salman dường như quyết tâm để đảo ngược những chính sách này. Có lẽ vua Salman và các cố vấn của ông không nhận ra rằng chìa khóa thành công của bà Hillary Clinton nằm ở những chiến dịch kêu gọi tự do và bình đẳng cho phái nữ trong nhiều thập kỷ qua.
Trên hết, Saudi Arabia đang theo đuổi chính sách nhằm phá hoại một thành công vang dội của Mỹ, ấy là ngành công nghiệp đá phiến. Mỹ đã tìm ra một ngành mới để tự sản xuất đồng thời duy trì sản lượng dầu, lại tạo ra công ăn việc làm cho người dân. Điều này giúp nước Mỹ độc lập hơn và không phải gây hấn để đảm bảo nguồn cung năng lượng từ nước ngoài. Sau khi đổ rất nhiều tiền và máu xương tại chiến trường Iraq và Afghanistan, đây là thành công mang nhiều giá trị cho nước Mỹ.
Trong 2 năm qua, ngành công nghiệp dầu mỏ phục hồi mạnh mẽ, chi phí giảm và lỗ giảm. Nhưng điều này chẳng thể kéo dài mãi. Nếu Saudi Arabia tiếp tục sản xuất dầu như hiện nay, sản lượng dầu tăng quá mức, thậm chí giết chết ngành đá phiến của Mỹ. Khi đó, hàng nghìn người Mỹ sẽ bị thất nghiệp và nước Mỹ sẽ lại phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài.
Mối quan hệ giữa Saudi Arabia và Mỹ sẽ được xem xét kỹ lưỡng. Một mối quan hệ phải được xây dựng bằng những giá trị chung chứ không phải lợi ích riêng. Nếu đối đầu, Saudi Arabia sẽ thua cuộc, bởi hơn bao giờ hết, nước này cần Mỹ bảo vệ do tình hình an ninh ở Trung Đông đang rối ren.
Hiện nay, nhiều thành viên hoàng gia chưa nhận thấy điều này, càng không hiểu rằng những lợi ích ngắn hạn trên thị trường dầu không thể bù đắp được rủi ro. Sau lời tuyên bố của ông Naimi, giá dầu giảm. Nhưng kể từ đó đến nay, thị trường đã nhận ra rằng chính sách từ chối cắt giảm sản lượng không mang lại hiệu quả lâu dài. Chiến lược tống ngành công nghiệp đá phiến Mỹ ra khỏi thị trường không khả thi về cả mặt kinh tế và chính trị.
Saudi Arabia giờ đây dễ bị tổn thương và không thể tồn tại mà không có đồng minh. Việc dầu tăng giá cho thấy thị trường vẫn thay đổi mà không cần có Saudi Arabia. Dù Saudi Arabia vẫn không thay đổi quan điểm thì các nước khác vẫn cắt giảm sản lượng.
Ở thời điểm này, Saudi Arabia đang thực sự đùa với lửa.