Theo giới quản lý quỹ đầu tư, đưa tên nhân dân tệ vào giỏ Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nếu có, sẽ chỉ là một động thái mang tính biểu tượng, chưa đủ để thay đổi cuộc chơi.
Những “đồng tiền” kỳ lạ nhất trong lịch sử
- Cập nhật : 24/11/2015
(The gioi)
Có rất nhiều "đồng tiền" kỳ lạ từng tồn tại trong lịch sử nhân loại. Đó có thể là muối, bánh trà, hồ tiêu hay đơn giản chỉ là chữ thập Kantanga.
Trong xã hội hiện đại, con người dùng tiền xu, tiền giấy, tiền polymer…, nhưng trong thế giới cổ xưa, khi một hệ thống tiền tệ chuẩn mực còn chưa tồn tại, con người thời đó thường sử dụng những đồ vật quy ước để làm vật ngang giá, có vai trò tương đương như tiền mặt bây giờ.
Những vật ngang giá này phản ánh phần nào văn hóa và tập tục của con người thời xa xưa:
Ở cái thời mà con người còn cầu “ăn no, mặc ấm” thì những thức nào người ta thấy thiếu trong cuộc sống thường dễ trở thành một dạng tiền. Ở đâu thiếu muối thì muối quý như vàng và được coi như tiền.
Trong lịch sử Trung Quốc, ở năm 2200 trước Công nguyên, muối đã từng được sử dụng ngang thưng như tiền trong việc đóng thuế. Ở một số nước còn tồn tại cả thuế muối. Thời La Mã cổ đại, binh lính đôi khi được trả lương bằng những bao muối. Ngày nay, những bộ lạc du mục sống ở Ethiopia vẫn sử dụng muối như vật ngang giá trong trao đổi, buôn bán.
Ở Ý, đã có thời pho-mát Parmigiano được người ta quá ưa chuộng đến mức cũng được chấp nhận làm “đồ cầm cố” khi đi vay tiền. Ở Trung Mỹ, hạt cacao từng là một dạng tiền trong giao dịch.
Đến thời Trung cổ, hồ tiêu được chấp nhận như một dạng tiền trong buôn bán. Ở thế kỷ 15, khi nhu cầu hồ tiêu ở Châu Âu lên cao, mặt hàng này trở thành chủ đạo trong các tuyến đường vận chuyển hàng hóa trên biển, để đưa hồ tiêu từ vùng Viễn Đông vào Châu Âu.
Thuở đó, hồ tiêu được gọi là “vàng đen” và đắt tới mức trước thế kỷ 19, chỉ có giới thượng lưu mới có thể mua hồ tiêu về dùng. Cho tới hôm nay, hồ tiêu vẫn là loại gia vị được buôn bán rộng rãi nhất trên thế giới.
Chữ thập Kantanga được đúc bằng đồng với kích thước khoảng 20cm và nặng khoảng 1kg, cái tên Kantanga lấy từ tên một mỏ đồng lớn ở phía đông nam đất nước Congo ngày nay. Những chữ thập Kantanga từng được sử dụng như một dạng thức tiền mặt để trao đổi ở khu vực này và là một trong những dạng thức tiền cổ được biết tới nhiều nhất ở Châu Phi thời xa xưa.
Những chữ thập Kantanga được coi như biểu tượng của sự tột đỉnh giàu có ở Châu Phi và được chấp nhận trong mọi dạng thức giao dịch. Trong lễ tang, người ta thường chôn theo người quá cố một vài chữ thập Kantanga.
Việc sử dụng những mũi tên đồng làm vật ngang giá đã tồn tại ở nhiều nước quanh vùng Biển Đen. Từ thế kỷ 7 trước Công nguyên, những mũi tên đồng đã có giá trị rất lớn trong cuộc sống con người, giúp con người săn bắn, tự vệ, vì vậy, mũi tên đồng được coi là vật ngang giá hữu ích ở khu vực mà ngày nay là một số nước Đông Á, Tây Âu.
Ở thế kỷ 6 trước Công nguyên, khi kim loại được đúc thành những đồ vật hữu dụng trong cuộc sống vẫn còn hiếm thì những món đồ này được chấp nhận rộng rãi trong trao đổi, mua bán.
Đường kính phiến đá lên tới hơn 3,5m và nặng hơn 4 tấn. Mỗi phiến đá Rai đều có một câu chuyện của riêng nó bởi quá trình tạo ra được một đồng tiền khổng lồ như thế này không đơn giản. Những khó khăn, nguy hiểm mà một cộng đồng đã phải trải qua để thực hiện được một phiến đá sẽ góp phần gia tăng giá trị của nó.
Người ta có thể bặt gặp những phiến đá Rai ở những hòn đảo thuộc Micronesia - phía tây Thái Bình Dương. Các bộ lạc nơi đây từng sử dụng những phiến đá này trong những việc lớn của cộng đồng hoặc của gia đình, như làm của hồi môn, là biểu tượng cho tình đồng minh, hoặc dùng để nộp tiền chuộc khi thua trận.
Khi một phiến đá Rai đổi chủ, vị trí của nó vẫn giữ nguyên vì nó quá nặng để người ta lại có thể tiếp tục đưa nó đi về với chủ mới, chỉ cần cả cộng đồng biết rằng giờ phiến đá đã thuộc về chủ mới là đủ.
Ở quần đảo Solomon, răng cá heo được dùng như một dạng thức tiền mặt trong suốt hàng trăm năm. Điều thú vị là vào năm 2008, khi đồng tiền sử dụng trên đảo bị mất giá, người dân nơi đây bỗng quay trở lại với việc sử dụng răng cá heo như một vật ngang giá trong trao đổi, buôn bán. Ngay lập tức, giá trị răng cá heo tăng lên “vùn vụt”.
Một thợ săn cá heo ở địa phương có tên Henry Sukufatu đã trả lời phỏng vấn của một tạp chí kinh tế tại thời điểm đó rằng: “Đồng tiền của người da trắng rồi sẽ hết thời, nhưng răng cá heo thì sẽ còn mãi với chúng tôi”.
Dạng thức “tiền tệ” đầu tiên tồn tại ở Mỹ là những chuỗi vỏ sò ốc được thực hiện bằng tay. Khi những người Châu Âu đến định cư ở Bắc Mỹ hồi thế kỷ 16-17, họ nhận thấy rằng những chuỗi vỏ sò ốc có ý nghĩa tinh thần và vật chất rất lớn đối với người da đỏ ở Bắc Mỹ. Người Châu Âu liền trao đổi những chuỗi vỏ sò ốc này để nhận được những nhu yếu phẩm cần thiết.
Dần dần khi công nghệ và máy móc được đưa từ Châu Âu sang khiến những chuỗi vỏ sò ốc vốn từng rất quý giá đối với thổ dân da đỏ, nay được sản xuất hàng loạt và xuất hiện nhan nhản, khiến người da đỏ buộc phải thôi sử dụng những chuỗi vỏ sò ốc là vật ngang giá và chuyển sang dùng lông thú làm vật trao đổi.
Vỏ ốc biển cũng là một dạng vật ngang giá được sử dụng từ rất sớm ở một số nước Châu Á, Châu Phi, Ả Rập và cả Châu Âu. Những chiếc vỏ ốc biển có kích thước nhỏ, dễ mang, bền màu và rất khó làm giả. Những chiếc vỏ ốc xinh đẹp ấy vừa được sử dụng như đồ trang sức, vật trang trí, vừa như một dạng tiền trong trao đổi buôn bán từ thế kỷ 16 trước Công nguyên.