Khởi động tuần này với diễn biến khá tiêu cực, giá vàng thế giới ghi nhận đà đi xuống cho cả tuần qua. Khép lại tháng Sáu, vàng cũng chứng kiến mức giảm, song xét chung nửa đầu năm nay, mặt hàng kim loại quý này đã “leo dốc” gần 8%.
Nga dừng giao dịch đồng USD tại cảng biển
- Cập nhật : 20/09/2017
Nga sẽ sử dụng đồng nội tệ trong giao dịch tại cảng biển thay vì đồng USD vào năm tới, triệt tiêu phụ thuộc trừng phạt.
Tổng thống Vladimir Putin đã chỉ đạo đưa đồng rúp của Nga làm đơn vị tiền tệ chính trong các giao dịch tại tất cả các cảng biển của Nga, thay vì đồng đô la Mỹ (USD) như hiện nay.
Thông tin trên trang web chính thức của Điện Kremlin cho Tổng thống Vladimir Putin đã chỉ đạo chính phủ phê chuẩn dự luật cho phép đưa đồng rúp trở thành đơn vị tiền tệ chính trong các giao dịch tại tất cả các cảng biển của Nga vào năm tới.
Trước hết, Nga sẽ thiết lập một giai đoạn chuyển giao trước khi chuyển đổi hoàn toàn các giao dịch sang sử dụng đồng rúp.
Lãnh đạo Cơ quan chống độc quyền Nga (FAS) Igor Artemyev, nhiều giao dịch tại các cảng biển Nga vẫn đang được thực hiện bằng đồng USD mặc dù các cảng biển này đều thuộc quyền quản lý của nhà nước Nga.
Đề xuất chuyển đổi tiền tệ của Tổng thống Putin được đưa ra từ cách đây 1 năm rưỡi và không áp dụng đối với các công ty vận tải lớn của Nga nhằm duy trì nguồn tiền nước ngoài trong bối cảnh giá trị của đồng rúp có thể sẽ bị dao động.
Quyết định từ hạn chế cho tới thay đổi hoàn toàn giao dịch bằng đồng USD sang đồng rúp nội tệ được cho là nỗ lực giúp Nga giảm sự phụ thuộc vào biến động thị trường đồng USD và các giá trị thương mại bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt của Mỹ.
Một trong các biểu hiện của việc giảm sự phụ thuộc vào đồng USD của Nga được giới quan sát thế giới chú ý là việc Moscow đã thúc đẩy việc mua hàng chục tấn vàng vào năm ngoái.
Theo Bloomberg, trong nhiều năm qua, chính quyền Tổng thống Putin luôn nỗ lực làm suy yếu sức mạnh kinh tế của Mỹ và châu Âu giống như những gì Trung Quốc đã làm. Ông Putin, theo đó, còn dự tính nâng dự trữ ngoại hối Nga lên mức 500 tỷ USD trong vài năm tới.
Năm 2014, Nga đã phải trải qua một cú sốc đồng rúp tụt giảm sau khi đất nước của ông Putin bị cấm vận kinh tế và giá dầu tụt giảm. Chính quyền Tổng thống Putin đã phải bỏ ra rất nhiều tiền để ngăn chặn đà sụt giảm nhưng bất thành. Dự trữ ngoại hối của Nga giảm mạnh. Điện Kremlin sau đó đã quay sang mua vàng.
Giới phân tích cho rằng, Nga đẩy mạnh mua vàng là chiến lược nhằm giảm sự phụ thuộc vào đồng USD và phòng ngừa cho những cú sốc tỷ giá như vài năm trước.
Ngày nay, không một quốc gia nào trên thế giới còn áp dụng bản vị vàng. Tuy nhiên, vàng vẫn đang là một trong những yếu tố mấu chốt cấu thành sức mạnh tài chính của mỗi quốc gia.
Không những thế, vàng có xu hướng lấy lại sức mạnh thống trị của mình, nhất là trong bối cảnh nhiều nước rơi vào tình trạng nợ nần, tăng trưởng tín dụng nóng và đối mặt với rất nhiều bất ổn từ các trừng phạt kinh tế.
Hồi tháng 5/2017, Chủ tịch Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina cho biết, tuyên bố rằng Nga sở hữu khối lượng tương đối lớn dự trữ tiền vàng và chúng được đầu tư hiệu quả, trong đó thị phần tài sản bằng đồng USD trong danh mục đầu tư tương đối bé.
Dự trữ quốc tế của Nga tính đến ngày 28/7/2017 đạt 418,9 tỷ USD. Với điều kiện thuận lợi, lạm phát ổn định ở mức thấp và thị trường tiền tệ ổn định thì có khả năng dự trữ ngoại hối của Nga sẽ tăng lên đến 500 tỷ USD.
Nga cũng thực hiện các bước đi khác để giảm giá trị các giao dịch sử dụng USD trong nước bằng việc tăng mức lãi suất tiền gửi đồng rúp so với ngoại tệ.
Khi hạn chế sử dụng USD tức là Nga đã loại bỏ việc neo tỉ giá đồng rúp vào đồng tiền duy nhất là USD nên sẽ có điều kiện ổn định để phát triển nền kinh tế trong trước mắt.
Đầu tháng 8 này, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành luật áp đặt các lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga.
Việc Nga giảm phụ thuộc vào USD không hẳn sẽ giúp đồng rúp tăng vị thế nhưng trước mắt nước Nga sẽ tránh được những tác động tiêu cực từ những chính sách trừng phạt kinh tế của Mỹ để có điều kiện ổn định thị trường tiền tệ nhằm phát triển nền kinh tế.
Nga có khả năng không phụ thuộc đồng USD?
Việc ngừng giao dịch bằng đồng USD tại các cảng biển ở Nga mới chỉ là bước chuyển giao đầu tiên về việc giảm sự phụ thuộc vào đồng USD.
Tuy nhiên, trong tương lai, Nga sẽ có khả năng giảm tới mức tối đa sự phụ thuộc vào đồng tiền Mỹ nếu tiếp tục việc chuyển đổi giao dịch sang đồng nội tệ.
Giáo sư Oleg Vyugin - cựu Thứ trưởng Tài chính, Giáo sư Trường Kinh tế cao cấp (HSE) – trực thuộc Trường Đại học tổng hợp nghiên cứu quốc gia, Liên bang Nga - cho rằng, Nga có thể giảm phụ thuộc vào hệ thống thanh toán của Mỹ ở thanh toán trong nước sau khi thành lập Hệ thống thẻ thanh toán quốc gia (NSPK), hệ thống phát hành thẻ "Mir" thay thế hệ thống thanh toán Visa và MasterCard.
Đến nay, hơn 13,9 triệu thẻ Mir đã được phát hành tại Nga, tương đương 10% dân số. Hơn 380 ngân hàng hoạt động tại Nga chấp nhận thẻ Mir do 120 ngân hàng phát hành.
Tuy nhiên, với các giao dịch quốc tế, nếu đòi hỏi thanh toán bằng rúp Nga, thì Moscow vẫn sẵn sàng bị từ chối.
Đông Phong
Theo Baodatviet.vn