Khi kinh tế Mỹ tăng trưởng quanh 2% và tỷ lệ thất nghiệp gần như đã đạt yêu cầu, Cục Dự trữ liên bang chẳng còn mấy lý do để giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục.
Mỹ xét xử 16 ngân hàng lớn nhất thế giới do dàn xếp lãi suất
- Cập nhật : 24/05/2016
(Tai chinh)
Ngày 23/5, một tòa án liên bang Mỹ đã quyết định đưa ra xét xử lại vụ kiện cáo buộc 16 ngân hàng lớn nhất thế giới thông đồng thao túng lãi suất vay liên ngân hàng toàn cầu ngắn hạn, từng một lần bị bác bỏ trước đó.
Tòa phúc thẩm khu vực số 2 quận Manhattan đã quyết định xét xử lại vụ việc theo đơn kiện của một nhóm nhà đầu tư đòi 16 ngân hàng lớn bồi thường hàng tỷ USD do hành vi thao túng lãi suất vay liên ngân hàng Anh (LIBOR).
Phán quyết của thẩm phán Dennis Jacobs tuyên bố quyết định bác bỏ đơn kiện này trước đó là "quá sớm" và các nguyên đơn chưa có cơ hội để trình bày. Bên cạnh đó, có nhiều vấn đề chỉ có thế được phân tích chi tiết nếu đi sâu vào điều tra.
Trước đó, một thẩm phán khác đã bác đơn kiện của các nhà đầu tư, cho rằng việc thiết lập lãi suất LIBOR của các ngân hàng mang tính hợp tác chứ không phải dàn xếp phi pháp và không ảnh hưởng tới tính cạnh tranh của thị trường.
Michael Hausfeld, luật sư đại diện cho bên nguyên đơn, đã hoan nghênh quyết định trên, cho rằng đây sẽ là một tiền lệ cho việc xét xử các vụ kiện liên quan tới thao túng lãi suất.
Trong khi đó, Robert Wise, luật sư của các ngân hàng, tuyên bố vẫn còn quá sớm để đưa ra bình luận.
LIBOR, hay còn gọi là lãi suất liên ngân hàng Anh, là lãi suất mà tại đó các ngân hàng có thể vay mượn tiền từ các ngân hàng khác trên thị trường liên ngân hàng London. Mỗi ngày, Hiệp hội Ngân hàng Anh sẽ thống kê lãi suất vay liên ngân hàng của khoảng 18 ngân hàng được chọn đại diện cho toàn thị trường để tính lãi suất bình quân LIBOR.
LIBOR do đó cung cấp một công cụ giúp ước lượng mức lãi suất thực tế sử dụng giữa các ngân hàng.
LIBOR là chỉ số lãi suất chính và quan trọng nhất của thế giới với khoảng 10.000 tỷ USD các khoản vay cũng như khoảng 350.000 tỷ USD hoạt động phái sinh đang gắn chặt với nó./.