tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Làm từ thiện kiểu mới

  • Cập nhật : 04/01/2016

(Doanh nhan)

Giống như ông chủ Mark Zuckerberg của Facebook, ngày càng có nhiều người chọn làm từ thiện bằng cách thực hiện các khoản đầu tư vì lợi nhuận nhưng có nhiều ý nghĩa nhân văn thay vì lập quỹ phi lợi nhuận như truyền thống.

Dần mang tính chính trị

Paul Singer, nhà sáng lập của Elliott Management cho rằng: một nhà từ thiện phải sử dụng "tất cả các công cụ có được" để tạo nên thay đổi có hệ thống, kể cả việc cạnh tranh chính trị. Ông đã làm điều này khi vận động về quyền của người đồng tính. Một nhà quản lý quỹ đầu cơ khác là John Paulson cũng đã quyên góp cho trường cũ 400 triệu USD. Phương pháp tiếp cận này ít gây tranh cãi hơn.

Bạn có thoải mái với việc làm chính trị? Laura Arrillaga-Andreessen, tác giả của cuốn Giving 2.0 (tạm dịch là Cho đi 2.0), cũng là vợ của nhà đầu tư mạo hiểm Marc Andreessen đưa ra câu hỏi này bởi tham vọng của một tỷ phú để tạo nên những thay đổi lớn trên thế giới, do đó việc lôi kéo cả công chúng và các chính trị gia theo mình là điều cần thiết.

Bất kỳ ai muốn giải quyết vấn đề người vô gia cư ở San Francisco đều hiểu rằng: việc thay đổi chính sách của chính quyền thành phố sẽ có tác động lâu dài hơn so với gây quỹ làm nơi lưu trú cho những người này. Sẽ chẳng ai giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Đó là lý do tại sao các nhà tài trợ như Jeff Skoll, cựu giám đốc điều hành eBay lại muốn thay đổi quan điểm dư luận qua các chiến dịch vận động từ gốc rễ.

Thay đổi toàn hệ thống là một mục tiêu rõ ràng của nhiều nhà từ thiện giàu có nhất hiện nay. Xu hướng này còn mạnh hơn cả xây dựng bệnh viện hay tài trợ cho bảo tàng. Tuy nhiên, việc thực hiện lại khó khăn và gây tranh cãi.

Cuốn sách của bà Arrillaga-Andreessen đưa ra một phần với tên gọi Going Into Battle (tạm dịch: “Đi vào cuộc chiến”). Bà viết: "Là một nhà vận động từ thiện, bạn cần phải chắc chắn về niềm tin của mình và hãy chuẩn bị để bảo vệ những nguyên tắc của mình".

Chưa bao giờ từ thiện và chính trị có biên giới rõ ràng. Những người được biết đến nhiều hơn với tư cách là tài trợ chính trị như Charles và David Koch cũng tài trợ cho các hoạt động từ thiện với niềm tin của họ. The Charles Koch Foundation là quỹ học bổng nhằm đưa nghiên cứu đến gần hơn với thị trường tự do. Quỹ này thay đổi hệ thống giáo dục của Mỹ thông qua việc tạo ra các điều lệ trường học, đưa ra những định chế mới trong các trường công nhưng chính quyền địa phương chỉ kiểm soát một phần. Hành động này được mọi người ủng hộ: từ các nhà quản lý quỹ và hãng bán lẻ gia đình Walton đến Bill Gates. Tuy nhiên, hành động này vấp phải sự ngăn cản quyết liệt từ phía công đoàn.

"Nếu muốn báo chí nói lời tốt đẹp, chỉ cần đưa tiền cho câu lạc bộ hoặc dàn giao hưởng của địa phương. Vấn đề giải quyết càng nhỏ, những tín hiệu ủng hộ lại càng mạnh mẽ. Với những thay đổi mang tính hệ thống, ngay cả khi thành công, hiệu quả chưa chắc đã rõ ràng. Càng ít ghi công, xã hội càng ít để ý đến."

Nhưng hãy xem xét vấn đề này: John Paulson đã chỉ ra rằng, ngay cả khi đưa một núi tiền cho các tổ chức phi chính trị có tên tuổi, vẫn không thể đảm bảo chắc chắn rằng bạn sẽ tránh được những lời chỉ trích của cộng đồng. Một quản lý quỹ đã trao tặng đại học Harvard 400 triệu USD và bị chỉ trích rằng điều này sẽ duy trì sự bất bình đẳng theo kiểu cho người giàu thêm tiền.

Từ thiện không cần quỹ: quay lưng lại với mô hình cổ điển

Bill Gates đã cho thấy sức mạnh của tài sản khi chuyển nó sang quỹ để giải quyết dịch bệnh và cải thiện giáo dục. Vì vậy mà Warren Buffett đã đóng góp vào quỹ Bill & Melinda Gates, tăng lượng tài sản của quỹ này lên đến con số 43 tỷ USD. Nhưng các doanh nhân công nghệ trẻ như Pierre Omidyar lại sử dụng nhiều những cấu trúc khác thay vì mô hình quỹ.

Năm 2003, nhà sáng lập eBay là Pierre Omidyar gọi mô hình từ thiện truyền thống của Mỹ là “thiếu chất xám” và ngưng làm từ thiện qua quỹ. Mô hình truyền thống sẽ phải trả thuế khoảng 1-2 triệu USD/năm, nhưng nếu chi 100 triệu USD cho việc làm nhân đạo, số tiền phải trả sẽ ít hơn. Pierre Omidyar gọi đó là "sự linh hoạt khi sử dụng các công cụ để làm thế giới tốt đẹp hơn”.

Các quỹ từ thiện trở thành nền tảng cho các hoạt động từ thiện kiểu mới từ hơn 100 năm qua. Đóng góp cho quỹ cá nhân có thể có thể được bù trừ với các loại thuế khác, và bù lại, chính phủ yêu cầu các tổ chức này phân tán ít nhất 5% tài sản mỗi năm và cùng với những yêu cầu khác, trong đó có việc cấm hoạt động chính trị.

Người sáng lập eBay quyết định tiến hành các hoạt động từ thiện thông qua Omidyar Network, một công ty trách nhiệm hữu hạn không có ưu đãi về thuế nhưng không hạn chế các quyền. Điều này được Laurene Powell Jobs, vợ của Steve Jobs và bây giờ là Zuckerberg ủng hộ.

Theo ông Matt Bannick, đối tác quản lý tại Omidyar Network, trong tổng số tiền 890 triệu USD mà công ty này có từ khi thành lập đến nay, các khoản tài trợ chỉ chiếm khoảng 50%. Những khoản đầu tư vì lợi nhuận nhưng có hiệu quả vẫn được thực hiện song song với việc quyên góp, phù hợp với mục tiêu của ông Omidyar là đẩy hòa nhập tài chính và truy cập internet. Những khoản đầu tư này bao gồm Paga (dịch vụ chuyển tiền trên điện thoại di động tại Nigeria) và eCurrency Mint (một công ty có trụ sở tại Dublin- Ireland cho phép các ngân hàng trung ương tạo ra tiền tệ kỹ thuật số tương tự như Bitcoin).

Ông Bannick hỏi rằng: "Có bao nhiêu tổ chức phi lợi nhuận có thể bắt đầu từ con số 0 mà vươn lên đạt thu nhập 50 triệu USD trong 40 năm qua?" Câu trả lời, theo một nghiên cứu của Bridgespan, là 142. Trong khi đó, có đến hàng chục ngàn tổ chức vì lợi nhuận đạt được ngưỡng 50 triệu USD. Nếu sản phẩm hoặc dịch vụ của họ đang góp phần làm cho thế giới tốt đẹp hơn, chính họ sẽ mang lại những ảnh hưởng mạnh mẽ và tích cực.

Sự xuất hiện của các phương pháp tiếp cận mới, với nhiều cách khác nhau để cho đi 1 tỷ USD đã thay đổi định nghĩa của việc làm từ thiện. Việc đóng góp vào quỹ hay có một thư viện mang tên mình không còn phù hợp với tham vọng của những nhà từ thiện thế hệ mới. Sự thành công của quá trình phát triển này sẽ được đo không chỉ bằng số lượng bệnh bệnh được chữa khỏi, số người được cứu sống hay được cải thiện sức khỏe, những thách thức xã hội có thể được vượt qua, mà còn bằng sự chấp nhận của công chúng đối phương pháp tiếp cận làm từ thiện.

(Theo CafeF)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục