Đồng bảng tiếp tục duy trì đà tăng mạnh so với USD trong sáng nay (15/7/2016 - giờ Việt Nam) sau khi NHTW Anh quyết định giữ nguyên lãi suất. Trong khi yên Nhật chịu áp lực bán mạnh. Hiện 1 USD đổi được 0.8984 EUR; 106.2000 JPY; 0.7438 GBP; 0.9801 CHF…
“Gót chân Achilles” trong két tiền của Trung Quốc
- Cập nhật : 21/01/2016
(Tai chinh)
Trong cả năm 2015, Bắc Kinh đã rút 513 tỷ USD từ dự trữ ngoại hối để bảo vệ đồng nhân dân tệ, đẩy tỷ lệ dự trữ so với M2 từ 19% xuống 15,5%.
Kho dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đang ở mức 3,3 nghìn tỷ USD, quy mô lớn nhất thế giới. Tuy nhiên nếu đem con số này so sánh với lượng nhân dân tệ trôi nổi trong nền kinh tế, quyền lực của Bắc Kinh lại có vẻ lép vế.
Nhân dân tệ lưu thông tự do tại Trung Quốc là một nguồn tiềm tàng cho hoạt động thoái vốn. Dự trữ ngoại hối hiện chiếm khoảng 15,5% cung tiền M2 – tổng tiền nhân dân tệ trong toàn xã hội Trung Quốc của Chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân.
Đây là tỷ lệ thấp nhất kể từ năm 2004, thậm chí thấp hơn nhiều nền kinh tế châu Á như Thái Lan, Singapore, Philippines và Malaysia, theo thống kê của Bloomberg.
Điều này không đồng nghĩa toàn bộ luồng tiền tự do sẽ tháo khỏi Trung Quốc. Người dân vẫn cần nhân dân tệ để mua sắm hàng ngày.
Hơn nữa, kho dự trữ của Trung Quốc hiện ở mức an toàn, đủ để đối phó với khủng hoảng. Theo ước tính của Nomura Holdings, két tiền này đủ để trang trải 5 lần món nợ ngoại tệ ngắn hạn hiện tại của Trung Quốc, và đủ để "mua" toàn bộ hàng nhập khẩu trong 2 năm tới.
Tuy nhiên tỷ trọng thấp so với cung tiền đồng nghĩa kho dự trữ sẽ hao mòn nhanh chóng trong trường hợp nhà đầu tư rút vốn. Dòng tiền tháo chạy khỏi đại lục trong năm 2015 tính đến tháng 11 đã đạt 1 nghìn tỷ USD.
Có thể đây là lý do khiến Trung Quốc phải siết chặt các biện pháp kiểm soát vốn và bảo vệ đồng nội tệ. Điều này sẽ dập tắt kỳ vọng Bắc Kinh tiếp tục phá giá nhân dân tệ, châm ngòi cho những đợt thoái vốn lớn hơn.
Trong cả năm 2015, Bắc Kinh đã rút 513 tỷ USD từ dự trữ ngoại hối để bảo vệ đồng nhân dân tệ, đẩy tỷ lệ dự trữ so với M2 từ 19% xuống 15,5%.
Trong khi đó, Quỹ tiền tệ quốc tế lưu ý một quốc gia cần duy trì tỷ lệ này trên 20% để được xem là "vững chãi".