Đồng USD lại quay đầu giảm nhẹ so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt trong phiên sáng nay (12/1/2016 – giờ Việt Nam). Hiện, 1 USD đổi được 0,9196 EUR; 117,6400 JPY; 0,6879 GBP; 1,0000 CHF…
Đến lượt Nhật Bản áp dụng lãi suất âm
- Cập nhật : 01/02/2016
(Tai chinh)
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cho biết, việc cắt giảm lãi suất nhằm mục tiêu kích thích tiêu dùng, tăng đầu tư. Động thái này sẽ giúp hạ mặt bằng lãi suất cho vay nhưng sẽ không tác động tiêu cực tới hệ thống ngân hàng.
Nhật Bản sẽ chính thức áp dụng mức lãi suất âm đồng thời duy trì chương trình mua tài sản với khối lượng kỷ lục.
Bloomberg đưa tin, trong thông báo đưa ra sau cuộc họp kéo dài 2 ngày mới kết thúc, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cho biết: Từ ngày 16/2, Nhật Bản sẽ chính thức áp dụng mức lãi suất âm đồng thời duy trì chương trình mua tài sản với khối lượng kỷ lục.
Cụ thể, mức lãi suất chính thức áp dụng đối với một phần các khoản tiền gửi tại ngân hàng trung ương của các định chế tài chính sẽ duy trì ở mức - 0,1%.
BOJ cũng cam kết sẽ tiếp tục tăng cung tiền với tốc độ 80.000 tỷ yen/năm (tương đương 666 tỷ USD), bằng cách mua trái phiếu Chính phủ, các quỹ tín thác bất động sản và quỹ đầu tư.
Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda cho biết, việc cắt giảm lãi suất nhằm mục tiêu kích thích tiêu dùng, tăng đầu tư. Động thái này sẽ giúp hạ mặt bằng lãi suất cho vay nhưng sẽ không tác động tiêu cực tới hệ thống ngân hàng.
Sau động thái của BOJ, đồng USD tăng giá mạnh. Theo dự báo của giới chuyên gia, việc BOJ áp dụng lãi suất âm có thể khiến dòng tiền chảy khỏi Nhật Bản và đổ vào Mỹ. Động thái này cũng làm giảm sức hấp dẫn của đồng yên Nhật với vai trò là đồng tiền trú ẩn an toàn.
Động thái bất ngờ của BOJ làm gia tăng mạnh mẽ niềm tin rằng các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới vẫn đang rất cẩn trọng với đà tăng trưởng chậm chạp của nền kinh tế.
Trước đó, vào cuối năm 2015, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng công bố áp dụng mức lãi suất lãi suất tiền gửi thực hiện với khoản tiền các ngân hàng thương mại đem gửi tại ngân hàng trung ương trên toàn khu vực Eurozone sẽ giảm còn -0,3% từ mức -0,2% hiện tại.
Bên cạnh đó, ECB cũng phát tín hiệu sẽ kéo dài chương trình nới lỏng định lượng (QE) trị giá 60 tỷ euro/tháng cho tới cuối tháng 3/2017 nhằm giúp ổn định nền kinh tế và duy trì lạm phát ở ngưỡng mục tiêu 2%.