Nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel cho rằng lạm phát và lương nhân công chưa được cải thiện là những lý do khiến FED chưa thể "bình thường hóa" lãi suất.
BIS: Trung Quốc có nguy cơ khủng hoảng ngân hàng
- Cập nhật : 15/09/2015
(Tin kinh te)
Các nền kinh tế mới nổi lớn nhất thế giới phục hồi nhanh chóng từ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, kéo theo đó là tình trạng bơm tín dụng ồ ạt và hệ quả là nợ xấu tăng mạnh.
Tăng trưởng tín dụng ở Trung Quốc, Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ kéo theo nguy cơ nợ xấu tăng mà còn có thể là dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng ngân hàng, theo Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS).
Trong báo cáo công bố hôm qua, BIS cho biết, tỷ lệ tín dụng trên GDP của Trung Quốc hiện là 25,4%. Tỷ lệ này cao hơn bất kỳ nền kinh tế lớn nào trên thế giới, trong khi của Thổ Nhĩ Kỳ là 16,6%, Brazil là 15,7%.
“Những chỉ báo sớm về mức độ căng thẳng trong lĩnh vực ngân hàng cho thấy nguy cơ gia tăng từ tăng trưởng tín dụng quá mạnh. Thông thường, một quốc gia có tỷ lệ tín dụng trên GDP trên ngưỡng 10% thì có khoảng 70% nguy cơ gặp vấn đề nghiêm trọng về ngân hàng trong vòng 3 năm tới”, BIS nhận xét.
Các nền kinh tế mới nổi lớn nhất thế giới phục hồi nhanh chóng từ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, kéo theo đó là tình trạng bơm tín dụng ồ ạt. Tuy nhiên, đếnnay, khi kinh tế tăng trưởng chậm lại, ngân hàng tại các nền kinh tế này lại đối mặt với tình trạng nợ xấu gia tăng.
Dưới thời Thủ tướng Ôn Gia Bảo, Trung Quốc tung ra gói tín dụng khổng lồ trị giá 17,6 nghìn tỷ nhân dân tệ (2,8 tỷ USD). Hệ quả là khi nền kinh tế giảm tốc, nợ xấu quý I vừa qua của Trung Quốc tăng mạnh nhất kể từ năm 2004 lên 982,5 tỷ nhân dân tệ, tương đương quy mô của cả nền kinh tế Việt Nam.
Giống Trung Quốc, hiện tỷ lệ tín dụng trên GDP của Indonesia, Singapore và Thái Lan cũng vượt ngưỡng 10% do đó cũng dễ bị tổn thương bởi những vấn đề liên quan đến hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng lớn nhất của Brazil đang tăng cường dự phòng nợ xấu. Trong đó, Banco do Brasil tăng dự phòng nợ xấu thêm 21%.
(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)