Dù từng thể hiện kỳ vọng trở thành nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam nhưng các khoản đầu tư từ Mỹ vẫn còn rất khiêm tốn.
Việt Nam tăng trưởng tín dụng cao kể cả khi nợ xấu tăng
- Cập nhật : 08/12/2017
Theo báo cáo nghiên cứu của ANZ, từ năm 2014 trở lại đây cho thấy tỷ lệ nợ xấu tăng đồng nghĩa với tín dụng tăng.
Nếu như cuối năm 2014, nợ xấu tăng trưởng mạnh từ mức 130.000 tỷ đồng cuối năm 2014 và xu hướng tăng dần lên 160.000 tỷ đồng giữa năm 2015. Tương ứng tín dụng cũng tăng từ mức trên 14% lên 19%.
Đến cuối năm 2015, nợ xấu giảm xuống còn 120.000 tỷ đồng và tiếp tục xu hướng gia tăng cho đến thời điểm cuối năm 2017 tăng trở lại lên 150.000 tỷ đồng. Tương ứng, tín dụng cũng giảm khi mức nợ xấu giảm và tăng nhanh trở lại khi tăng trưởng tín dụng giữa năm 2017 chạm mức 20% so với cùng kỳ 2016.
Điều đáng chú ý là đóng góp vào tăng trưởng tín dụng của Việt Nam chủ yếu là lĩnh vực khác. Điều này thể hiện rõ nét trong năm 2015 – 2016, có khi chiếm gần 40% tổng dư nợ tín dụng. Trong khi cho vay lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp lại rất thấp.
Đến năm 2017, cơ cấu tín dụng ngành ngân hàng có điều chỉnh lại, dư nợ cho vay công nghiệp và thương mại tăng mạnh, nhưng cho vay nông nghiệp lại chưa có biến chuyển.
Tín dụng cho lĩnh vực công nghiệp tăng đã tác động tới sản xuất công nghiệp khi ngành này tăng trưởng mạnh trong năm 2017 và tăng trưởng tới 60% so với cuối năm 2016. Tuy nhiên, tăng trưởng công nghiệp lại chủ yếu diễn ra mạnh mẽ trong ngành điện tử tiêu dùng.
Nguồn: ANZ
Thông tin từ báo cáo của Ủy bán Giám sát Tài chính Quốc gia, cho thấy trong 11 tháng đầu năm 2017, tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng đối với nền kinh tế đạt 15,3% so với đầu năm.
Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề kinh tế tiếp tục có chuyển biến tích cực. Tỷ trọng tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp khoảng 8,1%. Tỷ trọng tín dụng vào hoạt động kinh doanh bất động sản và xây dựng khoảng 15,5% (năm 2016 từ 17,1%). Trong đó, cho vay vào hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm khoảng 5,8% (năm 2016 là 7,0%), vào lĩnh vực xây dựng khoảng 9,7% (năm 2016 là 10,1%).
Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng ước tăng khoảng 59% so với cuối năm 2016. Trong đó, cho vay phục vụ nhu cầu mua nhà để ở; thuê, thuê mua nhà ở; xây dựng, sửa chữa nhà ở; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để xây nhà ở chiếm tỷ trọng 52,9% (cuối năm 2016 là 49,5%), cho vay mua trang thiết bị gia đình chiếm 15,3%; cho vay mua phương tiện đi lại chiếm 8,3%.
LAN ANH
Theo Bizlive.vn