"Với vùng giá 38 triệu đồng/lượng, khả năng cắt lỗ hay có lời trong năm 2016 đều rất khó", ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư và kinh doanh vàng Việt Nam (VGB) nhận định.
Vì sao các ứng dụng thanh toán Trung Quốc là ác mộng với các ngân hàng Mỹ?
- Cập nhật : 25/05/2018
Sự phổ biến của các ứng dụng thanh toán Trung Quốc có thể lấy đi của các ngân hàng Mỹ một nguồn doanh thu và lợi nhuận khổng lồ.
Khi thanh toán trở nên dễ dàng hơn và có chi phí thấp hơn
Lang thang trên các đường phố của Thượng Hải để chiêm ngưỡng kiến trúc, người đứng đầu một trong những ngân hàng tiêu dùng lớn nhất của Mỹ gần đây đã thấy mình bị bao quanh bởi những người trẻ tuổi.
Và vì đang chú tâm vào điện thoại, những thanh thiếu niên này không nhường đường cho vị lãnh đạo ngân hàng này. Họ đang nhắn tin, mua sắm và gửi tiền qua lại, tất cả đều không có tiền mặt. Thay vào đó, họ đang sử dụng Alipay và WeChat.
Tương lai của thanh toán tiêu dùng có thể không được tạo dựng ở New York hoặc London nhưng ở Trung Quốc. Ở đó, dòng tiền chủ yếu thông qua một cặp hệ sinh thái kỹ thuật số pha trộn phương tiện truyền thông xã hội, thương mại và ngân hàng - tất cả đều do hai công ty có giá trị nhất trên thế giới điều hành. Điều đó trái ngược với Mỹ, nơi nhiều công ty thu đủ loại phí từ việc phí xử lý và thực hiện thanh toán. Các chủ ngân hàng và giám đốc điều hành các công ty phát hành thẻ tín dụng phương Tây đi du lịch đến Trung Quốc tiếp tục trở lại với cùng một lo lắng: Thanh toán có thể xảy ra với chi phí rẻ hơn và dễ dàng dàng hơn mà không cần họ.
Alibaba đã tạo Alipay vào năm 2004 cho hàng triệu khách hàng tiềm năng, vốn không thể tiếp cận thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, sử dụng trên thị trường trực tuyến rộng lớn của mình. Tương tự như vậy, Tencent đã ra mắt chức năng thanh toán vào năm 2005 trong một nỗ lực để giữ cho người dùng gắn bó với hệ thống nhắn tin của nó lâu dài hơn.
Alipay và WeChat từ đó đã nổi tiếng và có tương ứng với 520 triệu và 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng. Người tiêu dùng đã gửi qua lại hơn 2,9 nghìn tỷ USD trong hai hệ thống này vào năm 2016, tương đương với khoảng một nửa tổng doanh số bán hàng tiêu dùng tại Trung Quốc, theo Công ty Tư vấn thanh toán Aite Group.
Ngược lại, người tiêu dùng Mỹ vẫn dựa vào thanh toán qua ngân hàng cho hầu hết các khoản thanh toán không dùng tiền mặt - cho dù đó là séc, ghi nợ, tín dụng hoặc các hệ thống thanh toán khác được liên kết với tài khoản ngân hàng của họ. Kết nối với đó là một không gian về ví và hệ thống thanh toán được điều hành bởi các công ty như PayPal, Apple và Google. Từ quan điểm của các thương gia, họ thu quá nhiều phí.
Hiện tại, không có công ty nào ở Mỹ muốn đối phó với những mối đe dọa từ Alipay và WeChat. Thay vào đó, mọi người đang cố gắng sao chép thành công của hai công ty này.
"Đây sẽ là trận chiến của mọi thời đại - giống như những người thống trị tất cả các dịch vụ đó - và nó vẫn chưa được biết," Jamie Dimon, Giám đốc Điều hành của JPMorgan Chase & Co., nói.
Một cơn ác mộng thực sự
Cơn ác mộng đối với ngành công nghiệp tài chính của Mỹ là một công ty công nghệ - dù là từ Trung Quốc hay là Mỹ như Amazon hay Facebook - sao chép thành công của Alipay và WeChat ở Mỹ. Mối đe dọa là rất lớn, có khả năng lấy đi hàng tỷ USD doanh thu hàng năm từ các ngân hàng lớn và các công ty khác. Sau đây là một phân tích về những gì có thể trông giống như lý thuyết, nếu lấy sự bùng nổ ở Trung Quốc làm tham chiếu.
Có lẽ cơ hội rõ ràng nhất nằm trong việc lấy đi bớt phần phí mà các thương gia Mỹ phải trả để chấp nhận thẻ và thanh toán di động - khoảng 90 tỷ USD một năm, theo Nilson Report. Số tiền đó được chia cho các công ty cung cấp thẻ như Visa và Mastercard, các nhà xử lý thanh toán và ngân hàng, vốn hưởng lợi lớn nhất.
Ở Trung Quốc, các nhà phân tích mong đợi các nhà cung cấp thanh toán của bên thứ ba kiếm được khoảng 40% khoản phí vào năm 2020. Nếu các ứng dụng bắt đầu chiếm thị phần ở Mỹ với tốc độ tương tự như họ đã làm ở Trung Quốc, điều này có thể sẽ lấy đi của các ngân hàng tại Mỹ 43 tỷ USD doanh thu. trong số các ngân hàng kinh doanh được tính là một trong số các ngân hàng có lợi nhất của họ.
Phần phí mà các công ty tài chính sẽ bị mất, nếu người dân Mỹ ngày một ưa chuộng ứng dụng thanh toán của bên thứ 3 với tốc độ nhanh như ở Trung Quốc.
Nhưng đó chỉ là một cách mà các ngân hàng Mỹ áp dụng phí. Họ cũng tạo ra doanh thu bằng cách phân phối tiền mặt. Nếu các ứng dụng thanh toán thay thế tiền giấy - như họ có trong nhiều tình huống ở Trung Quốc – điều này có thể lấy đi của các ngân hàng một nguồn thu.
Các giám đốc điều hành ngân hàng Mỹ sẽ không phải đi xa để thấy các hệ thống của Trung Quốc tiến gần đến mức nào. Alipay, thuộc sở hữu của công ty Ant Financial của Jack Ma, đã dành phần lớn thời gian trong năm qua để kết nối với các tổ chức xử lý thanh toán cho phép mang công nghệ của họ đến Mỹ.
Cho đến nay, Alipay cho biết việc mở rộng này nhằm giúp khách du lịch Trung Quốc, và tập trung vào các thành phố mà họ hay ghé thăm. Nhưng ít người trong ngành công nghiệp thanh toán tin rằng họ sẽ dừng lại ở đó.
Trong khi đó, người tiêu dùng Trung Quốc đang bắt đầu tiết kiệm nhiều tiền hơn với các ứng dụng. Vào năm 2013, Alipay đã bắt đầu thâm nhập thị trường tiền tệ. Vào năm ngoái, hãng này đã tiếp cận thị trường tiền tệ lớn nhất thế giới với khi lập một quỹ khoảng 243 tỷ USD. Đối với ngân hàng, đó là một đòn tấn công. Theo truyền thống, các ngân hàng nhận tiền gửi của khách hàng và sử dụng số tiền đó để tài trợ cho các khoản vay - tạo ra lợi nhuận đáng kể. Nếu người tiêu dùng Mỹ bắt đầu lưu trữ tiền của họ trên các ứng dụng, các ngân hàng sẽ phải tìm một nguồn tài trợ thay thế — có lẽ với chi phí cao hơn.
Chắc chắn, các ngân hàng của Mỹ có lợi thế đáng gờm trên sân nhà của họ. Họ có mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Tuy nhiên, các ngân hàng và mạng lưới thanh toán sẽ mất rất nhiều nếu các công ty công nghệ có thể chiếm lĩnh thị phần - và có những dấu hiệu cho thấy Alipay và WeChat không phải là những công ty duy nhất có thể đe dọa sức mạnh của họ. Amazon được cho là quan tâm đến việc cung cấp sản phẩm của riêng mình để bắt chước các tài khoản thoanh toán trong khi cung cấp chi phí thấp hơn cho các nhà bán lẻ sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến của mình.
"Những gì đã xảy ra ở Trung Quốc không phải là một sân chơi bình đẳng," Al Kelly, Giám đốc Điều hành của Visa, cho biết. "Những gì tôi hy vọng xảy ra trong phần còn lại của thế giới khi họ giới thiệu công nghệ này là sẽ công bằng hơn".
Nguồn Bloomberg
Bá Ước - Nhipcaudautu.vn