tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

HSBC: VND vẫn đang chịu áp lực lớn

  • Cập nhật : 19/03/2016

(Tin kinh te)

Đây là nhận định của bà Izumi Devalier, chuyên gia kinh tế của HSBC về tỷ giá hối đoái USD/VND trong năm 2016.

HSBC: VND vẫn đang chịu áp lực lớn

Áp lực lạm phát tăng

Xuất phát từ năm 2015 khi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tăng cao kỷ lục từ trước tới nay đạt mức 14,5 tỷ USD. Tiếp tục trong 02 tháng đầu năm nay, Việt Nam thu hút vốn FDI tới 2,8 tỷ USD, tăng tăng 135% so với cùng kỳ năm 2015 nhờ môi trường vĩ mô ổn định.

Sự phục hồi của nền kinh tế sau khủng hoảng từ năm 2007 trở lại đây khi năm 2015 GDP tăng gần 6,7%, dòng vốn tín dụng cũng tăng trở lại khi năm 2015 tăng 18%.

Theo bà Izumi Devalier, dự báo tăng trưởng GDP năm 2016 của Việt Nam ở mức 6,7%. Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao nhưng chỉ trong ngắn hạn. Áp lực về lạm phát năm 2016 cũng tăng lên và sẽ không còn ở mức 0,63% như năm 2015.

Chúng tôi nghĩ giá năng lượng sẽ không giảm mãi mà sẽ tăng trong tương lai. Do vậy, lạm phát lõi liên quan đến năng lượng và thực phẩm nên sẽ tăng khi giá hai mặt hàng này tăng trở lại”, bà Izumi Devalier nói.

  

Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng tiếp tục cao trong năm 2016 khi mục tiêu đặt ra là 18%-20%. Chênh lệch giữa huy động vốn và cho vay ra của ngành ngân hàng đang thu hẹp dần.

Tín dụng được bơm ra đồng nghĩa với nguy cơ lạm phát tăng. Ngân hàng Nhà nước có thể thắt chặt tín dụng vào quý III/2016 nếu thấy cần thiết.

VND sẽ mất giá 3%

Dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã phục hồi trong năm 2015, nhưng đến cuối 2015 giảm trở lại khi chỉ tương đương 2 tháng giá trị nhập khẩu. Hiện nay, dự trữ ngoại hối vẫn đang giảm nên khả năng chống đỡ cú sốc bên ngoài khá khó khăn. Dự báo VND sẽ mất giá khoảng 3% năm 2016.

Theo bà Izumi Devalier, Việt Nam có nhập khẩu cao nên thặng dư khó kéo dài. Thâm hụt kép có thể xảy ra vào năm 2016. Cán cân thương mại mất cân đối dẫn đến thặng dư tài khoản vãng lai mỏng đi và tạo thêm áp lực lên cán cân thanh toán.

Hiện VND đang mạnh nhưng vẫn có áp lực giảm giá với VND, vì 02 tháng đầu năm là quá sớm để dự đoán cho tỷ giá hối đoái cuối năm 2016.

Tuy nhiên, bà Izumi Devalier nhận định: “Tôi rất hài lòng về tăng trưởng ngắn hạn của Việt Nam, sự tăng trưởng này có được nhờ ổn định về vĩ mô. Chính phủ đã mở cửa kinh tế và thúc đẩy xuất khẩu đã khiến dòng vốn ngoại chảy mạnh vào Việt Nam. Việc chuyển giao các lãnh đạo của Việt Nam sẽ không ảnh hưởng tới cải cách. Vấn đề ở đây là sự cải cách mà Việt Nam sẽ thực hiện trong 5 năm tới sẽ quyết định tăng trưởng GDP”.


HOÀNG ANH
Theo Bizlive

Trở về

Bài cùng chuyên mục