tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Đức thu vàng về nước để bỏ đồng euro?

  • Cập nhật : 05/09/2017

Có chuyên gia cho rằng Đức đang cân nhắc từ bỏ đồng euro và trở lại đồng tiền riêng nên rút hết vàng về nước.

Sputnik (Nga) mới đưa ra giả thiết việc đột ngột rút hết số vàng ở nước ngoài về nước là Đức đang cân nhắc từ bỏ đồng tiền chung euro và trở lại sử dụng đồng tiền riêng của mình.

Theo giới chuyên gia, trong khả năng Đức muốn quay lại sử dụng đồng tiền riêng, vàng sẽ rất có ích. Vàng có thể giúp bình ổn tiền tệ mới, bảo vệ tiền khỏi giới đầu cơ và giúp bình ổn thị trường.

duc muon thay doi dong euro bang dong tien noi te?

Đức muốn thay đổi đồng euro bằng đồng tiền nội tệ?

Vàng là một phương tiện rất phổ biến để người dân và nhà đầu tư tiết kiệm. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến giá trị vàng tăng gấp 4 lần.

Phần lớn dự trữ trong các ngân hàng trung ương ở các nước phát triển đều được đầu tư vào vàng.

Đức đã đột ngột rút hết số vàng được gửi tại các kho ở New York và Paris. Trước đó, Đức quyết định chuyển vàng về Frankfurt từ năm 2013. 100 tấn vàng cuối cùng đã được khỏi Paris đầu năm 2017.

Tổng cộng, 743 tấn vàng đã được chuyển đi. Dự án chuyển vàng về nước đã hoàn thành trước dự kiến ba năm.

Lâu nay, Đức chỉ giữ 31% lượng vàng trên lãnh thổ, số còn lại được gửi ở nước ngoài, chủ yếu là ở Mỹ, Anh và Pháp.

Đức cho biết, mục đích chuyển vàng về nước là để giúp xây dụng lòng tin với người dân.

Trong những năm gần đây, tin đồn và thuyết âm mưu liên quan tới dự trữ vàng ở nước ngoài đã khiến Tòa án Liên bang kiểm toán Đức ra đề nghị điều tra về dự trữ vàng ở nước ngoài năm 2012.

Ngân hàng Trung ương Đức khảng định đã sử dụng các biện pháp xác minh để đảm bảo vàng không bị đánh cắp hoặc tổn hại.

Ngân hàng Trung ương Đức đã giải thích rằng hàng năm đều nhận được thông tin cập nhật từ các ngân hàng trung ương nước ngoài về vị trí số vàng. Ngân hàng cho biết uy tín và an ninh của những kho giữ vàng ở nước ngoài này “không thể chê vào đâu được”. Ngân hàng khẳng định đã sử dụng các biện pháp xác minh để đảm bảo vàng không bị đánh cắp hoặc tổn hại.

Tuy nhiên, năm sau đó, Ngân hàng Trung ương Đức lại thông báo sẽ đưa một lượng lớn vàng về nước. Quyết định này đương nhiên đã khiến dư luận trong nước bất ngờ.

Đức từng giải thích rằng quyết định là để có thể tiếp cận vàng càng nhanh càng tốt, có thể bán một cách nhanh chóng khi cần. Tuy nhiên, các quan chức Ngân hàng Trung ương Đức sau này lại tuyên bố rằng không định bán vàng lấy tiền.

Đức từng giải thích rằng quyết định là để có thể tiếp cận vàng càng nhanh càng tốt, có thể bán một cách nhanh chóng khi cần. Tuy nhiên, sau đó, các quan chức Ngân hàng Trung ương Đức sau này lại tuyên bố rằng không định bán vàng lấy tiền.

Các chuyên gia cho rằng Đức chuyển vàng về nước cho thấy hệ thống kinh tế toàn cầu còn lâu mới ổn định. Đặc biệt là khi kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng bởi sự kiện Anh rời Liên minh châu Âu, các vấn đề kinh tế, tài chính kinh niên ở Liên minh châu Âu, thương mại thế giới tăng trưởng chậm, xu hướng chỉ trích toàn cầu hóa, Tỷ phú Mỹ Donald Trump làm Tổng thống... đã khiến giới đầu tư lo ngạitrước hệ thống kinh tế dựa vào đồng USD đang đi đến hồi kết và khi đó, vàng sẽ trở lại vị trí thống lĩnh của nó.

Sở dĩ như vậy vì vàng vẫn đang là một trong những yếu tố mấu chốt cấu thành sức mạnh tài chính của mỗi quốc gia. Các quốc gia coi dự trữ vàng giờ đây không chỉ như một hình thức đa dạng quỹ dự trữ, mà nó còn là một bộ phận quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến sức mạnh tài chính quốc gia, như thanh khoản và tác động đến giá trị đồng nội tệ.

Khi tài chính của một quốc gia có vấn đề, thì việc quốc gia đó sở hữu bao nhiêu vàng sẽ có ý nghĩa lớn trong việc có thể xử lý rắc rối đó được hay không. Khác với tiền giấy, vàng là món hàng luôn có sự ổn định cao về giá trị và có thể giao dịch bất cứ lúc nào, kể cả khi đồng nội tệ có vấn đề.

viec vi sao duc rut vang ve dot ngot van la cau hoi.

Việc vì sao Đức rút vàng về đột ngột vẫn là câu hỏi.

Các chuyên gia cho rằng, khi đồng Euro chưa được đưa vào sử dụng như một đồng tiền chung, thì các nước tự kiểm soát hệ thống tài chính và đồng nội tệ của mình, việc để xảy ra khủng hoảng tài chính là rất khó, do vậy có để vàng ở nước ngoài cũng không sao.

Nhưng một khi đồng Euro đã đưa vào sử dụng và các nước không còn có quyền tuyệt đối kiểm soát đồng tiền đang lưu hành, thì thiệt hại sẽ là không đong đếm được nếu khủng hoảng xảy ra. Để giảm thiểu thiệt hại nếu nguy cơ này xảy ra, việc các quốc gia nắm vàng trong tay sẽ là biện pháp đảm bảo cần thiết, dù chưa chắc có thể giải quyết toàn bộ vấn đề.

Đức hết lo Liên Xô "nuốt" vàng

Một vấn đề đáng được giới chính trị lưu tâm là việc Đức đã không còn phải lo ngại về việc vàng rơi vào tay Liên Xô nữa.

Đây là lo ngại thật từ thời Chiến tranh Lạnh, là một phần trong có nguyên do Đức chuyển số vàng vốn có vào các quốc gia có nền tảng về kinh tế.

Thời Chiến tranh Thế giới thứ hai, Đức dần dần xây dựng lại kho dự trữ vàng đã bị tiêu hao nhiều. Khi nền kinh tế mạnh lên, Đức chuyển đồng USD có được nhờ bán hàng xuất khẩu sang vàng và cất trữ vàng ở các kho nước ngoài.

Lo sợ Liên Xô chiếm đóng nên Đức đã giữ vàng ở nước ngoài kể cả sau khi giá trị đồng USD không gắn với giá trị vàng.

Ngoài ra, Đức cũng không cần giữ vàng ở Paris để “phòng thân”, tức là để có thể nhanh chóng chuyển đổi sang tiền tệ quốc tế trong trường hợp khẩn cấp.

Ngọc Dương
Theo Baodatviet.vn

Trở về

Bài cùng chuyên mục