Ngân hàng không ngừng đầu tư công nghệ, nâng tầm bảo mật nhưng với cách thức tội phạm lừa đảo ngày càng tinh vi hiện nay đòi hỏi chủ thẻ, chủ tài khoản cũng cần thông thái hơn trong các giao dịch để tự bảo vệ.
Ai đứng sau các nhãn hiệu smartphone Oppo, Vivo, OnePlus?
- Cập nhật : 03/04/2017
Bạn có thể chưa từng nghe đến tên đại gia smartphone mới nổi của Trung Quốc BBK Electronics, cũng như chưa từng biết đến nhà sáng lập của nó là Duan Yongping. Tuy nhiên, hẳn bạn biết một số nhãn hiệu của đại gia này, như Oppo, Vivo, imoo và đặc biệt là OnePlus.
Thị phần smartphone tại Trung Quốc của Apple đã giảm 23,2% trong năm ngoái, khi công ty Mỹ bị hai đối thủ địa phương vượt mặt: đó là Oppo và Vivo. Theo số liệu của hãng nghiên cứu IDC, Oppo đã tăng 122,2% thị phần còn Vivo tăng 96,9%. Đó quả thực là sự tăng trưởng siêu phàm trên một thị trường đang suy giảm.
Điều mọi người ít biết hơn cả là BBK Electronics sở hữu cả hai thương hiệu trên. Oppo và Vivo không chỉ là hai nhãn hiệu khác nhau, mà các công ty của hai nhãn hiệu trên còn được thành lập tách biệt nhau và cạnh tranh lẫn nhau.
Duan Yongpin không phải được so sánh với Bill Gates của Microsoft, mà với nhà đầu tư Warren Buffett của Berkshire Hathaway. Mặc dù ông bước chân vào ngành kinh doanh điện tử, sản xuất máy chơi game phong cách Nintendo ở Quảng Đông, Trung Quốc, nhưng ông đã sống ở Mỹ trong nhiều năm. Theo Bloomberg, ông đã quyết định đến California vào năm 2001. Ông đã đầu tư rất nhiều vào Apple, và ông “thích sống ở Palo Alto, để dễ dàng lái xe từ trụ sở mới của Apple ở Cupertino”.
Hai nhãn hiệu smartphone Oppo và Vivo đơn giản là mang lại những tính năng mới và cấu hình cao ở mức giá thấp, giống như Xiaomi của Trung Quốc. Oppo và Vivo dễ dàng thắng Apple ở Trung Quốc, vì Apple là một doanh nghiệp toàn cầu và sẽ không giảm giá để phù hợp với các điều kiện địa phương ở những nước nghèo như Trung Quốc và Ấn Độ.
Oppo và Vivo cũng vượt qua cả Xiaomi. Năm 2016, Xiaomi đã sụt giảm 36% thị phần. Xiaom phát triển nhanh nhờ bán smartphone online, trái lại cả Oppo và Vivo đều xây dựng mạng lưới phân phối rộng lớn qua hàng ngàn cửa hàng địa phương.
Duan đã sáng lập ra BBK Electronics – tên Trung Quốc là Bu Bu Gao, nghĩa là “lên cao hơn trong từng bước đi”. Công ty sản xuất diện thoại có dây, lúc đó là điện thoại cơ bản. Sau đó, công ty mở rộng ra hàng gia dụng – như máy làm sữa đậu nành, nồi cơm điện… và các thiết bị dạy học tiếng Anh và tiếng Trung Quốc cầm tay. Tuy nhiên, BBk Electronics bắt đầu gặp khó khi thị trường smartphone cạnh tranh gay gắt, và Duan đã từng xem xét việc đóng cửa công ty. Oppo đã chứng tỏ là một lựa chọn tốt hơn.
“Sản xuất điện thoại di động không phải là mong muốn của tôi”, Duan nói, “nhưng tôi tự tin chúng tôi có thể làm tốt trên thị trường này”.
Vì thế, Oppo được Duan sáng lập vào năm 2004 và CEO của Oppo là Tony Chen. Oppo đã bán đầu DVD và Blu-ray trước khi gia nhập thị trường smartphone. Năm 2010, Oppo bắt đầu mở rộng sang các nước láng giềng như Thái Lan, Việt Nam và Indonesia trước khi thiết lập ở Ấn Độ. Oppo vào thị trường Mỹ vào tháng 2/2013.
Trong khi đó, Vivo được Duan sáng lập năm 2009 và CEO của Vivo là Shen Wei. Vivo gia nhập thị trường smartphone năm 2011, tập trung phân phối các điện thoại mỏng, có âm thanh tốt. Vivo dùng một phiên bản sửa đổi của Android mà hãng gọi là Funtouch OS. Cũng như Oppo, Vivo nhanh chóng tiến vào các thị trường láng giềng.
Doanh số smartphone tại Trung Quốc năm 2016, theo số liệu của IDC. Cả Oppo và Vivo đều tăng trưởng cực mạnh trong khi thị trường chung giảm 10%.
OnePlus sáng lập năm 2013 bởi cựu chủ tịch Oppo là Pete Lau và đồng sáng lập Carl Pei. Đó là một chi nhánh của Oppo nhưng tập trung vào các gian hàng bán online, cả trên Amazon.OnePlus cố gắng phân phối sản phẩm có cấu hình cao, giá cạnh tranh. Điều này cho phép OnePlus thâm nhập các thị trường Mỹ và châu Âu. OnePlus đã dùng phiên bản CyanogenMod của Android, sau đó thay bằng phiên bản hệ điều hành của chính hãng Oxygen OS.
Imoo không phải là công ty mới, nhưng là một nhãn hiệu mới của BBK Electronics. Các sản phẩm của họ bao gồm đồng hồ điện thoại để theo dõi trẻ em, và smartphone nhắm đến thị trường giáo dục. Imoo dùng phiên bản sửa đổi của Android mà họ gọi là StudyOS, tận dụng kinh nghiệm của BBk với các thiết bị dạy ngoại ngữ di động.
Chưa thể nói Oppo và Vivo có trở thành những nhà cung cấp smartphone lớn ngoài Trung Quốc hay không. Tuy nhiên, công ty đang có kế hoạch mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường rộng lớn. BBK Electronics hiện đang đầu tư 2 tỷ nhân dân tệ (300 triệu USD) vào trụ sở R&D của Oppo. BBK cũng đầu tư 2 tỷ tệ vào một nhà máy mới của Vivo, nhà máy sẽ sản xuất 90 triệu smartphone mỗi năm. Cả hai sẽ mở cửa vào năm 2019. Ngoài ra, BBK còn đầu tư 750 triệu tệ (109 triệu USD) vào một nhà máy sản xuất thiết bị điện tử giáo dục.
Có một chi tiết nhỏ thú vị là các công ty của BBK Electronic thường tránh con số 4, được xem là kém may mắn tại Trung Quốc. Chẳng hạn, Vivo V3 đã đi thẳng lên Vivi V5, và OnePlus 5 được cho là sẽ thay thế mẫu OnePlus 3 và 3G năm ngoái.
Theo Zdnet, Viettimes