Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dấu ấn văn hóa Sa Huỳnh

Văn hóa Sa Huỳnh - nền văn hóa thuộc thời đại sắt sớm cách nay khoảng 2500-2000 năm đã có lịch sử phát hiện và nghiên cứu tròn 1 thế kỷ. Những phát hiện mới vẫn tiếp tục được công bố càng khẳng sự phong phú và hấp dẫn của nó. Một trưng bày chuyên đề “Sa Huỳnh - 100 năm phát hiện và nghiên cứu” đang diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử đã phần nào đưa người xem đến với những di sản của nền văn hóa nổi tiếng này.

Quà bánh trong ẩm thực Việt Nam

Các món bánh kẹo truyền thống của Việt Nam được chế biến chủ yếu bằng phương pháp thủ công trong gia đình, tuy không có hình thức đẹp mắt, màu sắc rực rỡ và nổi bật như những loại bánh kẹo thực hiện trong công nghiệp; nhưng có hương vị đậm đà đặc biệt của nguyên liệu thiên nhiên từ trái cây, lá, hạt…

Làng nghề lu Hòa Lợi

Xã Hòa Lợi, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre vốn có phong trào làm thủy lợi tiêu biểu với mạng lưới chằng chịt những con kênh dẫn nước tưới tiêu cho hàng trăm héc ta ruộng đồng. Bây giờ Hòa Lợi còn có một nghề truyền thống khác, đó là nghề làm lu chứa nước. Tuy không mang lại giá trị kinh tế cao nhưng nghề làm lu cũng góp một phần rất lớn trong công cuộc cải thiện đời sống cho người dân quê biển vốn lam lũ, nghèo túng.

Món ăn ngày Tết của người Huế

Khoảng 27-28 Tết, mọi nhà đều lo gói bánh tét, bánh chưng và các loại bánh khác. Bánh chưng chỉ gói độ vài đôi để bày lên bàn thờ cho đẹp, còn phần lớn là bánh tét được gói bằng lá chuối hột với gạo, đỗ, thịt và làm thành từng đòn như bó giò. Khi ăn phải bóc lá, cắt thành từng khoanh rồi sắp lên đĩa.

Quà rong giữa chợ

Dù không còn phổ biến như cách đây chục năm, nhưng những hàng bánh cam và đặc biệt là bánh cam mật, bánh vòng với lớp mạch nha ngọt lừ vàng óng bên trên vẫn còn là món quà rong có thể gặp nhiều trong các chợ và trên đường phố.

Những làng nghề bên phá Tam Giang

Phá Tam Giang, nơi hội tụ của sông Hương, sông Bồ và sông Ô Lâu trước khi đổ ra biển Đông theo hai cửa Thuận An và Tư Hiền từ lâu vốn là nguồn cảm hứng cho thi ca, nhạc họa. Không những thế, trên những vùng đất trù phú hai bên phá, các làng nghề truyền thống đã góp phần làm cho văn hóa đất Cố đô thêm phần đặc sắc.

Rượu mận - hy vọng mới cho vùng mận Sơn La

Trải qua nhiều thất bại, anh Mai Đức Thịnh, ở Mộc Châu (Sơn La) đã nghiên cứu, chế xuất thành công sản phẩm rượu nậm Mộc Châu. Đầu năm 2007, chai Rượu Mận Mộc Châu đã vinh dự được "ngự" trên tháp Eiffel giữa thủ đô Paris tráng lệ của Pháp, mở ra hy vọng vào một ngày mai tươi sáng cho cây mận.

Mâm cỗ cúng ngày Táo quân

Cúng ông Táo phải đặt trong bếp, khi cúng phải bật bếp lên cho cháy rực, mâm cỗ đề huề, cả nhà quanh năm no ấm. Có người thì vừa đặt một mâm cúng trong bếp và thêm một mâm khác cúng trên bàn thờ.

Chạm bạc Đồng Xâm

Nghề chạm bạc Đồng Xâm ra đời từ thế kỷ 15. Thuở ấy có một người đàn ông từ châu Bảo Lạc (Cao Bằng) lênh đênh trên một chiếc thuyền lan. Rồi một hôm ông dừng lại bên bờ Trà Lý, mang nghề chạm bạc dạy cho dân làng ...

Những làng nghề "giữa phố"

Khi di chỉ khảo cổ Lò Gốm Hưng Lợi được phát hiện ở quận 8, người Sài Gòn bây giờ biết rằng từ xa xưa trên vùng đất này đã có làng nghề gốm. Ngày nay làng nghề gốm vùng Hưng Lợi không còn nữa. Nhưng không phải ở đô thị lớn nhất, nhì của đất nước này hiện không còn tồn tại những làng nghề truyền thống rất có ý nghĩa văn hóa, kinh tế.

 

Món ăn ngày Tết - không chỉ để... ăn

Màu đỏ rực rỡ của đĩa xôi gấc, màu vàng ươm của đĩa thịt gà, bát canh măng sánh đậm, bát canh bóng đủ sắc… Mâm cỗ Tết, từ bao đời nay vẫn là sự hội tụ của không chỉ hương, sắc mà còn mang cả ý nghĩa sâu xa của ước mong một cuộc sống đầy đủ và viên mãn trong năm mới...

Hoa sưa trắng muốt

Tháng 2 âm lịch, mùa hoa sưa. Cái màu hoa trắng muốt nổi bật lên trên vòm lá xanh non khiến cho ai đi qua cũng phải ngắm nhìn.