Hòn Đá Bạc có diện tích khoảng 6,34 ha, gồm các hòn nằm liền nhau là hòn Trọi, hòn Ông Ngộ và hòn Đá. Trên các hòn có một số đỉnh đồi cây cối chen vào các hốc đá, mọc um tùm.
Làng nghề song, mây, tre đan thuộc thôn Ngọc Động, xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên. Làng này đã nổi tiếng từ lâu, sản phẩm chủ yếu là hàng mây, giang các loại vừa dùng làm đồ trang trí nội thất vừa làm đồ mỹ nghệ. Bộ salon mây kê ở nhà sàn Bác Hồ chính là do dân làng Ngọc Động đã biếu Bác.
Vừa qua, Công ty Cổ phần Hòn Tằm Biển đã khánh thành và đưa vào khai thác khu thứ hai trong tổng thể Khu du lịch Hòn Tằm (Nha trang) với tên gọi Life Paradise (khu B). Hàng trăm loại cây khác nhau được đưa ra trồng trên đảo đã biến hòn đảo khô cằn thành một khu vườn lớn, xanh ngắt lộc vừng, trúc, tre, chuối, phượng, mai chiếu thủy… đẹp như tranh vẽ. Cùng với màu xanh của cây lá, cỏ hoa tràn ngập trên các lối đi, những nét kiến trúc độc đáo, không gian êm ả, không khí cộng đồng tuyệt vời… khiến du khách càng ngỡ ngàng khi đặt chân đến đây.
Nói đến làng quê từng có sản phẩm sơn mài nổi tiếng nhất miền Bắc phải nói đến làng quê sơn mài Cát Đằng ở xã Yên Tiến (huyện Ý Yên, Nam Định) - một làng nghề có bề dày lịch sử rất lâu đời. Người ta nói rằng, các đồ sơn mài vẫn dùng để trang trí nội, ngoại thất trong các lăng tẩm, các cung đình xưa ở Huế, Đà Nẵng, Hà Nội… chủ yếu là do bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng Cát Đằng làm ra.
Tại Mông Cổ, hầu hết các món ăn cho ngày Tết đều chế biến từ sữa. Người Mông Cổ còn có tục uống trà đầu năm. Giờ giao thừa, người ta pha trà rót ra chén thứ nhất đem ra sân trước nhà vẩy khắp bốn phương, đến chén thứ hai dành cho chủ nhà và sau đó đến mọi thành viên trong gia đình.
Ở cuối buôn Dhă Prông, xã Cư Êbur, thành phố Buôn Ma Thuột, có một ngôi nhà sàn khá đặc biệt, thu hút khá đông du khách tham quan, tìm hiểu về văn hóa vật thể trong sinh hoạt truyền thống của người Tây nguyên; trong đó có những thứ nay đã thuộc về dĩ vãng... Chủ nhân ngôi nhà này là ca sĩ Y Moan.
Nghề đá truyền thống xứ Thanh chủ yếu quy tụ ở làng Nhồi, nơi hiện vẫn còn ba di tích - Chùa Tiên Sơn, Chùa Quan Lão và Nghè Quận Mãn. Nhiều tác phẩm điêu khắc đá ở các di tích này đã nói lên sự tài hoa của những bàn tay người thợ.
Làng nghề sản xuất hương truyền thống Quán Hương ( tổ 4, khu phố 4, thị trấn Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam) ra đời cách đây 250 năm. Trải qua các giai đoạn thăng trầm của lịch sử, người dân nơi đây vẫn duy trì và phát triển, bởi nghề này mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể, tạo nhiều việc làm cho nông dân, nhất là lúc nông nhàn.
Những chiều hè oi ả, khu đầm sen bát ngát ven Hồ Tây trở thành địa chỉ hấp dẫn khá nhiều người Hà Nội một cách lạ lùng, bởi dường như khi đến đây, ai cùng cảm thấy lòng mình lắng lại, thanh thản đến lạ kỳ.
Câu ca: “Ăn cơm hom, nằm giường hòm, đắp chiếu Hới” cho thấy chiếc chiếu làng Hới thân thuộc như thế nào trong đời sống nhân dân. Sở dĩ có tên là chiếu Hới vì ngày xưa những chiếc chiếu như thế đã được dệt ở làng Hới (nay thuộc xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà). Ngày nay nghề dệt chiếu của làng Hới đã phát triển vượt ra khỏi làng, song những chiếc chiếu vẫn được gọi là chiếu Hới.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com