Đào quất xuất hiện đầy đường phố, nam thanh nữ tú rủ nhau đi ngắm chợ hoa, người người đi mua sắm hàng hóa chuẩn bị cho một cái Tết đầm ấm, vui vẻ còn các du khách nước ngoài cũng được dịp thưởng ngoạn chợ cây cảnh trên đường phố.
Không khí Tết tràn ngập trên khắp các đường phố, khu trung tâm Sài Gòn. Không chỉ người Việt Nam mà du khách quốc tế cũng háo hức giữa thời khắc năm hết tết đến.
Người ta đi chợ bằng ngựa, bằng đôi chân leo núi, bằng chiếc xe win khỏe khoắn hay ô tô. Người ta đến chợ để gặp gỡ, để mua cho mình chiếc váy mới, để khề khà say bên men rượu và bát thắng cố nồng nồng.
Bác thợ mài dao làm việc say sưa bên bếp lửa bập bùng, em nhỏ vui sướng theo chân mẹ đi sắm áo mới, hàng lá chuối, vỏ trầu tấp nập người mua... Những hình ảnh tưởng chừng xa xưa vẫn sống động tại một phiên chợ Tết ở cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 30 km.
Đỉnh Phan Xi Pang hiện là điểm hẹn của nhiều nhà leo núi. Việc chinh phục đỉnh núi này có thể được thực hiện qua các tour của các công ty du lịch lữ hành chuyên nghiệp.
Nhằm phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, huyện Phù Ninh, Phú Thọ, đã khôi phục lễ hội chọi trâu ở xã Phù Ninh, vào các ngày 14 và 15 tháng 2 âm lịch hàng năm, sau hơn 60 năm mai một.
Chiều 31/1 (tức mồng 6 Tết Kỷ Sửu), Lễ hội Vật cầu đã diễn ra tại làng Thúy Lĩnh, xã Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Như thường lệ, cứ mỗi dịp xuân về, làng bánh tráng ở ấp 3, xóm Miễu, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, lại rộn ràng không khí làm hàng tết. "Tháng chạp là cả xóm vào thời vụ làm bánh tráng, cái nghề lấy công làm lời, cả năm nhờ được mấy bữa tết" - bà Hồ Thị Tho, 62 tuổi, có hơn 40 năm theo nghề làm bánh tráng cho biết.
Những ngày đầu xuân, bạn có thầm ước một chuyến du xuân đến một vùng đất cổ của người Việt - quê hương của Phùng Hưng và Ngô Quyền? Nếu câu trả lời là có, xin mời bạn về xứ Đoài để lắng nghe những giai điệu riêng khi mùa xuân về với đất trời, để tâm hồn được tĩnh tại giữa một không gian uy nghiêm, phóng khoáng mà đậm đà bản sắc văn hóa với thành cổ, làng cổ xây bằng đá ong - thứ vật liệu đặc trưng của xứ Đoài.
Sáng 1/2/2009 (mồng 7 tháng Giêng năm Kỷ Sửu), tại Đền Mẫu Âu Cơ, xã Hiền Lương, UBND huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Khai mạc Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ, tưởng nhớ và tri ân công đức của Tổ Mẫu Âu Cơ - Người mẹ huyền thoại của dân tộc Việt Nam.
Không giống như những phiên chợ vùng cao chỉ họp vào chủ nhật hàng tuần, các buổi chợ phiên ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ thường họp 5 ngày một lần. Ngoài những buổi chợ phiên nổi tiếng như chợ Mơ, chợ Bưởi... ở khu vực xứ Đoài - Thạch Thất ngoại thành Hà Nội, còn một phiên chợ vẫn giữ được những nét đặc sắc riêng của Đồng bằng Bắc Bộ: Đó là phiên chợ Nủa.
Hôm nay (1/2 tức ngày 7/1 âm lịch), tại Hà Nam đã khai mạc lễ hội Tịch Điền (theo cách gọi dân gian là lễ Vua đi cày). Đây là lễ hội độc đáo mang bản sắc của một đất nước có nền văn minh nông nghiệp. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã có mặt tại ruộng cùng nhân dân tham gia buổi Tịch Điền.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com