Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cuối tuần với chợ Chuông

 

Mỗi phiên chợ làng Chuông rơi vào thứ 7 hay chủ nhật, là tôi lại í ới bạn bè xách máy ảnh lên đường.

 

Làng cổ giữa đảo

Những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi được phục dựng với giếng nước, hàng cau, bờ giậu, bụi chuối bên hiên nhà, bức bình phong hay lò gạch đốt củi thời xưa là điểm nhấn nhằm thu hút du khách của khu du lịch đảo Hòn Tằm. Từ thành phố Nha Trang, chỉ mất  5-7 phút đi ca nô trên biển, khách đã được ngắm nhìn ngôi làng cổ đặc trưng của Việt Nam trên hòn đảo xinh đẹp này.

Lư Cấm - độc đáo nghề gốm

Con đường đất nhỏ nằm khuất sau thành phố Nha Trang có nhịp sống hối hả. Hai bên là hai dòng sông: Sông Cái trôi về biển và một phụ lưu khác là sông Kim Bồng. Một làng nghề trên 200 năm tuổi trải qua bao thăng trầm nằm giữa con đường nhỏ của làng quê, cách trung tâm TP. Nha Trang chỉ 10 phút chạy xe đang là điểm gây tò mò cho du khách trong những chuyến rong chơi về thành phố biển.

Trang phục truyền thống của phụ nữ Khmer

Người Khmer có kỹ thuật nhuộm truyền thống látkat và ba-tik khiến vải vóc, tơ lụa bóng mà màu sắc không phai. Phụ nữ thường mặc váy, áo (tầm vông chor-phum) dệt bằng tơ tằm sợi bông, hay chỉ kim tuyến với các loại hoa văn khác nhau. Điểm nổi bật trên trang phục truyền thống của người phụ nữa Khmer là bao giờ cũng được đính hạt cườm hay kim sa kết hợp với hoa văn tinh xảo...

Tính tổng hợp và tính cộng đồng trong lối ăn của người Việt

Tính tổng hợp trong lối ăn của người Việt trước hết thể hiện trong cách chế biến đồ ăn. Hầu hết các món ăn Việt Nam đều là sản phẩm của sự pha chế tổng hợp: rau này với rau khác, rau với các loại gia vị, rau quả với cá tôm,... có không ít những câu ca dao nói lên cách thức phối hợp các nguyên liệu để có một bát canh ngon: "Bồng bồng nấu với tép khô - Dầu chết xuống mồ cũng dậy mà ăn"; "Rau cải nấu với cá rô - Gừng thơm một lát cho cô lấy chồng"; "Rủ nhau xuống bể mò cua - Đem về nấu quả mơ chua trên rừng..."

Tục bó vỏ ống cơm lam của dân tộc Thái

Cơm lam là một món ăn truyền thống của dân tộc Thái, Tày, Nùng… Ngày nay, ở một số tỉnh: Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn… cơm lam đã trở thành món ăn hấp dẫn khách tham quan, du lịch. Ai đã từng thưởng thức cơm lam một lần, sẽ không quên vị thơm đậm, dẻo và ngọt của nó. Đối với dân tộc Thái, cơm lam không chỉ là món ăn truyền thống mà trong ống cơm lam còn chứa đựng tín ngưỡng, giải thích một hiện tượng của tự nhiên.

Cờ người

Cờ người là tên gọi cuộc chơi cờ tướng, gồm 32 quân (như cỗ bài tam cúc), mỗi phe 16 quân (trong mỗi phe có một Tướng. Tướng nam gọi là tướng Ông, trang phục đen hoặc xanh; tướng nữ còn gọi là tướng Bà, trang phục đỏ).

Ngoạn cảnh Thoại Sơn

Nằm giữa đồng bằng tứ giác Long Xuyên, núi Sập còn gọi là Thoại Sơn là một ngọn núi nhỏ, không cao lắm, nhưng có cảnh quan đẹp và gắn liền với lịch sử khai mở vùng đất Tây Nam bộ.

Nghề làm đèn lồng ở Hội An

Xưa nay, nói đến làng nghề Hội An người ta thường nói đến gốm Thanh Hà, làng mộc Kim Bồng, ít ai nói đến nghề làm đèn lồng. Song những năm gần đây, ở Hội An, nghề làm đèn lồng rất phát triển và thu hút nhiều lao động. Người Hội An luôn tự hào về những chiếc đèn lồng do chính bàn tay mình làm nên.

Cốm làng Vòng

Có một sự trùng hợp thật lý thú, trên đường đi lấy tài liệu và chụp ảnh về cốm làng Vòng, tôi được nghe giọng hát của ca sĩ Hồng Nhung trên loa truyền thanh thành phố:

Làng dệt Hồi Quan

Từ Hà Nội, qua cầu Chương Dương qua Quốc Lộ 1 A, 1 B khoảng 20 km rẽ trái theo con đường đất khoảng chừng hơn 1km, chúng ta tới với làng dệt Hồi Quan, xã Tương Giang (Từ Sơn). Đất Hồi quan tự hào có dòng sông Tiêu Tương thơ mộng chảy qua một thời, tuy nhiên ngày nay dòng sông xưa đã thành ruộng, thành đường của xã Tương Giang, người dân vẫn nghe văng vẳng tiếng sáo Trương Chi trong hoài niệm gợi lại mối tình giữa chàng với nàng Mỵ Nương qua câu ai oán: "Nợ tình chưa trả cho ai

 

Làng chiếu Định Yên

Không chỉ là quê hương của đồng lúa, vườn cây, làng quê trù phú…, huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) còn là nơi có nhiều làng nghề truyền thống. Một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng của huyện là nghề dệt chiếu ở 2 xã Định Yên, Định An, nhất là Định Yên - nơi tập trung nhiều nhất các hộ làm nghề (trên 70% hộ dân ở xã).