tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Việt Nam hưởng lợi nhờ nguyên vật liệu rẻ

  • Cập nhật : 22/08/2015

(Tin kinh te)

Cơ cấu nhập khẩu của VN từ thị trường Trung Quốc có khoảng 60% là nguyên vật liệu, trên 30% cho máy móc thiết bị và chỉ gần 10% cho tiêu dùng...

Giá hàng nhập khẩu nguyên vật liệu của Trung Quốc giảm, lợi cho VN

chuyen gia bui trinh - anh: m.c.t.chuyen gia bui trinh - anh: m.c.t.

Chuyên gia Bùi Trinh - Ảnh: M.C.T.Chuyên gia Bùi Trinh - Ảnh: M.C.T.

Nhiều người cho rằng sau khi Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ, hàng Trung Quốc đã rẻ càng rẻ hơn và nhập siêu của VN từ thị trường này sẽ tăng, hàng VN sẽ không cạnh tranh được. Tuy nhiên, theo tôi, điều này là không đáng lo ngại.

Bởi trong cơ cấu nhập khẩu của VN từ thị trường Trung Quốc, khoảng 60% là nguyên vật liệu, trên 30% cho máy móc thiết bị và chỉ gần 10% cho tiêu dùng cuối cùng.

Như vậy, việc giá hàng nhập khẩu nguyên vật liệu của Trung Quốc giảm sẽ có lợi cho VN.

Kinh tế VN là nền kinh tế gia công, không có công nghiệp phụ trợ nên hầu như phải nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất.

Nếu không nhập nguyên liệu từ Trung Quốc cũng phải nhập từ nước khác, nếu không muốn sản xuất ngưng trệ.

Đối với hoạt động xuất khẩu, nhiều ý kiến cho rằng hàng VN xuất sang Trung Quốc sẽ đắt hơn, sức cạnh tranh sẽ giảm. Tuy nhiên, tôi cho rằng thay vì chạy theo phá giá VND, tại sao các doanh nghiệp không nhân dịp này giảm chi phí.

Đối với VN, vấn đề tỉ giá như con dao hai lưỡi, nhất là với các khoản nợ và các khoản cho vay. Việc phá giá đồng tiền phải đi kèm với những cải cách về thể chế và cấu trúc kinh tế. Nếu không, nó sẽ quay ngược lại và gây khó khăn cho nền kinh tế.

Việc tiếp tục nới thêm biên độ tỉ giá như đề xuất của một số chuyên gia, theo tôi, là vô cùng nguy hiểm. Bởi nó có thể dẫn đến rối loạn thị trường vàng, USD, đẩy giá USD thị trường tự do lên, tạo áp lực lên tỉ giá.

Chưa hết, khi người dân rút tiền tiết kiệm để mua USD và vàng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế. Tóm lại, thay vì chạy theo phá giá đồng tiền, tôi cho rằng vấn đề là cần tập trung vào cải cách thể chế và cấu trúc kinh tế.

* Ông MARC DJANDJI (Công ty chứng khoán VPBank):

Doanh nghiệp phải cơ cấu lại thị trường xuất khẩu

ong marc djandji - anh: c.t.v.ong marc djandji - anh: c.t.v.

Ông Marc Djandji - Ảnh: C.T.V.Ông Marc Djandji - Ảnh: C.T.V.

Cùng với các chính sách ứng phó từ Chính phủ, theo tôi, bản thân doanh nghiệp cũng có những giải pháp để tự bảo vệ mình trước động thái phá giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, dù đây là vấn đề rất khó khăn với không ít doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp chỉ có một thị trường xuất khẩu duy nhất là Trung Quốc.

Tôi cho rằng dù muốn hay không, các doanh nghiệp này phải cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, giảm lệ thuộc vào một thị trường duy nhất.

Chắc chắn việc tìm những thị trường mới sẽ khó khăn hơn, khó kiếm lợi nhuận nhanh nhưng đã đến lúc doanh nghiệp không nên quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Ngoài ra, theo tôi, các doanh nghiệp Việt cũng nên triệt để khai thác nguồn nguyên vật liệu tại thị trường nội địa thay cho nhập khẩu ồ ạt như thời gian qua.

Có như vậy, doanh nghiệp mới không phụ thuộc và bị tác động mỗi khi tỉ giá lên xuống, không chỉ riêng với đồng nhân dân tệ mà cả đồng tiền tại nhiều thị trường khác.

(Theo Báo Tuổi Trẻ)

Trở về

Bài cùng chuyên mục