Chỉ tận dụng được khoảng 70% công suất nhưng vẫn tồn kho lớn vì nhu cầu trong nước sụt giảm và phải đối mặt với thép nhập khẩu từ Trung Quốc (tăng đến 80% trong 8 tháng đầu năm nay).
Ngành sợi và nút thắt cổ chai
- Cập nhật : 16/12/2015
(Cong nghiep)
VN có hơn 80% trong hàng tỉ mét vải nhập khẩu mỗi năm đều từ Trung Quốc. Xuất sợi thô với giá 1,4-1,5 USD/kg, nhưng phải nhập vải thành phẩm với giá 2-3 USD/m.
Trong 10 tháng đầu năm, VN xuất sang Trung Quốc gần 413.000 tấn sợi, chiếm hơn 50% trong tổng lượng sợi sản xuất trong nước, do nhu cầu sợi trong nước hiện chỉ bằng 40% khả năng cung ứng, chưa kể VN cũng phải nhập khẩu bông về để kéo thành sợi.
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là hơn 80% trong hàng tỉ mét vải nhập khẩu mỗi năm đều từ Trung Quốc. Xuất sợi thô với giá 1,4-1,5 USD/kg, nhưng phải nhập vải thành phẩm với giá 2-3 USD/m.
“Sở dĩ có tình trạng éo le này là vì đầu tư cho khâu nhuộm, hoàn tất trong nước quá kém. Nên dù sợi có dư thật, nhưng với trình độ, công nghệ dệt nhuộm hiện nay chúng ta cũng không thể sản xuất ra vải chất lượng cao phục vụ xuất khẩu được” - một lãnh đạo của Hiệp hội Bông sợi VN (Vcosa) cho biết.
Trong khi đó, tổng giám đốc một doanh nghiệp may xuất khẩu tính toán: nếu một cái áo sơmi xuất khẩu được trung bình 7-8 USD/áo, riêng vải đã chiếm hết 60-70% trị giá của cả cái áo.
Nếu phần vải này được cung cấp bởi các doanh nghiệp trong nước, phần thặng dư giá trị gia tăng mang lại cho ngành may thực hưởng sẽ tăng lên rất nhiều, chứ không phải chỉ được nhận còm cõi dưới 1,5-1,8 USD/áo cho tiền gia công như hiện nay.
Còn ở thị trường nội địa, không ít doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng sợi để dệt thành vải nhằm tiêu thụ trong nước lại than khó mua được sợi vì các doanh nghiệp sản xuất sợi chỉ thích xuất khẩu.
“Doanh nghiệp sản xuất sợi chỉ muốn bán cho chỗ nào được giá thôi. Nếu xuất khẩu mà thấy giá tốt hơn bán cho thị trường nội địa thì họ chỉ muốn mang sợi đi... xuất ngoại. Vừa lấy được tiền ngay, lại bán được giá cao. Còn bán trong nước vừa thu tiền chậm, mà còn kỳ kèo giá nữa, mệt lắm” - ông N., tổng giám đốc một doanh nghiệp sản xuất sợi, thừa nhận.
Nghịch lý này cũng khiến các doanh nghiệp chuyên sản xuất vải phục vụ thị trường nội địa lắm khi không có nguyên liệu để sản xuất, phải để máy nằm không vì không thể tranh mua với đối thủ nước ngoài.
Theo một lãnh đạo có thẩm quyền của Vcosa, dù rất thông cảm cho việc xuất khẩu sợi của các doanh nghiệp như là một giải pháp tình thế trước bối cảnh cung vượt cầu, nhưng việc “chăm chăm” xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc như hiện nay lại vô cùng nguy hiểm.
“Chúng ta đang bỏ trứng vào một giỏ. Trung Quốc sẽ không còn nhập sợi của chúng ta trong vài năm tới khi khủng hoảng về ngành sản xuất bông của nước này được giải quyết ổn thỏa. Khi đó sợi của chúng ta làm ra sẽ xuất đi đâu, khi máy móc, thiết bị lẫn công nghệ hiện nay mà các doanh nghiệp đang có hoặc mới đầu tư đều bắt nguồn từ Trung Quốc?” - vị lãnh đạo Vcosa cảnh báo.
Như vậy, nếu chỉ đầu tư vào ngành sợi và bỏ qua khâu dệt - nhuộm hoàn tất để có vải hoàn chỉnh chất lượng cao phục vụ thị trường xuất khẩu lẫn nội địa như hiện nay, nguy cơ ngành dệt may VN sẽ không được hưởng lợi gì từ Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sắp thực thi.
Chưa kể, các doanh nghiệp ngành sợi còn đối mặt với việc phải giải quyết hàng triệu tấn sợi dư thừa trong tương lai, một khi thị trường “chủ lực” bất ngờ quay lưng không một lời “từ biệt” như đã làm với biết bao sản phẩm khác của VN trong thời gian qua, cũng không có gì quá là khó hiểu.
Lao động lành nghề ngành dệt may bị tranh giành
Ngoài việc chưa tự chủ được nguồn cung nguyên phụ liệu, các doanh nghiệp ngành dệt may trong nước còn phải đối mặt với tình trạng nhiều lao động lành nghề bị mất vào tay khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) do được trả lương cao hơn.
Nhận định này được đưa ra tại đại hội ban chấp hành nhiệm kỳ 5 của Hội Dệt may thêu đan TP.HCM (Agtek), tổ chức ngày 15-12.
Theo Agtek, hiện năng suất lao động giữa các doanh nghiệp 100% vốn trong nước với các doanh nghiệp FDI trong ngành ngày càng có khoảng cách, trong đó năng suất lao động của khối doanh nghiệp FDI đang cao hơn các doanh nghiệp trong nước từ 20-25%.
Tại đại hội, ông Phạm Xuân Hồng đã tái đắc cử chức chủ tịch Agtek nhiệm kỳ 2015-2020 cùng với bốn vị trí giữ vai trò phó chủ tịch trong nhiệm kỳ mới.