Không chỉ đưa hàng hóa tràn vào Việt Nam, các DN Thái Lan còn đang và sẽ thực hiện nhiều thương vụ mua bán-sáp nhập nhằm thâu tóm các DN nhựa trong nước, buộc DN nội phải bước vào một cuộc đấu vô cùng khốc liệt để giành thị phần trên chính sân nhà của mình.
Hiệp hội Năng lượng đề xuất nghiên cứu thêm phương án giá điện 2 bậc thang
- Cập nhật : 23/10/2015
(Tin kinh te)
Nhiều chuyên gia kinh tế đang đưa ra hướng chọn phương án biểu giá bán lẻ điện hai bậc thang (trong đó một bậc dành riêng cho người nghèo), hoặc phương án đồng giá (nhưng có đi kèm chương trình hỗ trợ giá điện cho người nghèo).
Theo các chuyên gia, phương án sử dụng đồng giá điện sinh hoạt nhằm hướng tới sự đơn giản hóa trong khâu thanh toán và để EVN không "mang tiếng" thiếu minh bạch trong cách tính giá điện.
Hiệp hội Năng lượng cho rằng, nên cần xem xét, nghiên cứu thêm một phương án giá bán lẻ điện đơn giản, rõ ràng, thuận lợi hơn. Phương án giá điện đó vẫn đáp ứng được yêu cầu về chính sách giá điện ưu việt là hỗ trợ đối tượng nghèo, khó khăn, không khuyến khích dùng quá nhiều điện (thậm chí lãng phí) trong khi nguồn và khả năng cung ứng còn khó khăn.
Theo đó, Hiệp hội Năng lượng đề xuất xem xét nghiên cứu thêm phương án giá 2 bậc. Trong đó, bậc 1 dành cho đối tượng hộ nghèo, khó khăn với mức giá giữ trong khoảng từ 1.484VNĐ/kWh –1.533VNĐ/kWh. Người tiêu dùng sử dụng điện trong bậc này (thông qua cân đối tính toán cụ thể) tối đa 100kWh. Thang bậc 2 dành cho tất cả các đối tượng sử dụng điện còn lại với mức giá lũy tiến trên cơ sở tính toán khoa học và số liệu thống kê tin cậy.
Hiệp hội Năng lượng cho rằng, phương án giá bán lẻ điện hai bậc thể hiện nguyên tắc bình đẳng về giá mua bán điện đối với các hộ có điều kiện, thu nhập trung bình trở lên, khuyến khích quan tâm tiết kiệm điện ở mọi đối tượng sử dụng điện. Đồng thời, phương án 2 thang giá đảm bảo nguyên tắc đơn vị sản xuất kinh doanh điện bù đắp được chi phí sản xuất, có lợi nhuận hợp lý.
"Từ những phân tích trên, quan điểm của tôi là không áp dụng quy định một mức biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt (đồng giá), mà áp dụng chính sách giá bán lẻ điện sinh hoạt theo bậc thang. Còn số bậc phải bảo đảm giá điện được điều chỉnh theo cơ chế thị trường, phản ảnh các yếu tố đầu vào của sản xuất điện (như giá nhiên liệu, tỷ giá, cơ cấu huy động các nguồn điện và giá điện trên thị trường…). Đồng thời cũng phải tính tới tác động của việc điều chỉnh giá điện tới nền kinh tế trong vai trò điện là chi phí đầu vào của nhiều ngành sản xuất", ông Hùng nói.
Trong khi đó, Giáo sư Nguyễn Quang Thái - Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, giá điện do cơ quan quản lý định ra, tuy có tham vấn nhà sản xuất, nhưng không phải do bên bán điện định ra. Vai trò của người sử dụng điện gần như không có, giá bao nhiêu là trả bấy nhiêu, ngay hợp đồng cũng là mẫu mua bán định sẵn.