tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Trung Quốc tham vọng định giá nguyên liệu cho cả thế giới

  • Cập nhật : 08/09/2016

(Cong nghiep)

Trung Quốc đang tham vọng trở thành trung tâm định giá các loại hàng hóa, trước hết là đối với thị trường nguyên liệu thô toàn cầu và coi đây là mục tiêu trọng tâm đối với Bắc Kinh trong năm nay.Phó chủ tịch Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) Fang Xinghai cho biết tại Thượng Hải: “Trung Quốc đang đối diện với cơ hội hiếm có để trở thành trung tâm định giá cả toàn cầu cho các loại hàng hóa. Trên con đường thực hiện mục tiêu này, TQ sẽ thấy sự cạnh tranh rất khốc liệt. TQ có lợi thế về quy mô kinh doanh và tăng trưởng kinh tế, nhưng luật pháp thì chưa được ổn và tài năng vẫn còn thiếu”.

Diễn biến khối lượng giao dịch hàng hóa Trung Quốc (đường màu xanh) từ tháng 4 tới tháng 5Trung Quốc là nước sử dụng các loại kim loại và năng lượng nhiều nhất thế giới, nhưng thương nhân và doanh nghiệp nước này phải phụ thuộc vào các trung tâm tài chính nước ngoài, chẳng hạn như London (Anh) và New York (Mỹ), trong việc thiết lập mức giá chuẩn cho hầu hết các loại hàng hóa họ tiếp nhận và tiêu thụ. Quốc gia Đông Á từng tuyên bố sẽ mở mảng giao dịch nguyên vật liệu thô cho giới đầu tư ngoại và ông Fang mới đây cam kết sẽ đẩy mạnh quá trình trên.Các thị trường nguyên liệu thô kỳ hạn ở châu Á trở thành tiêu điểm đầu năm nay sau khi chìm trong một cơn sốt đầu cơ với giá cả và khối lượng giao dịch tăng đến mức cao chưa từng có vào tháng 3 và tháng 4. Vụ việc khiến CSRC vào cuộc, thắt chặt quy định và nâng phí.Sự can thiệp của CSRC đã thành công. Dữ liệu từ ba sàn giao dịch các loại hàng hóa cho thấy khối lượng giao dịch tổng hợp đang thấp hơn một nửa so với mức đỉnh điểm của cơn sốt đầu cơ. Dù vậy, Ngân hàng Morgan Stanley nhận định giới đầu tư Đại lục vẫn có thể quay lại tình trạng trên vì họ được tiếp cận tín dụng dễ dàng còn các khoản đầu tư thay thế thì diễn biến khá tệ.

Bình luận về tham vọng của Trung Quốc, PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương) cho biết, hiện nay Trung Quốc là khách hàng lớn nhất của các mặt hàng nói trên (quặng sắt, cao su tự nhiên, dầu thô), do đó họ có thể ép giá người bán. Nếu họ không mua thì người bán có thể không bán được một lượng hàng lớn. Đó chínhlà thế mạnh của Trung Quốc.

Ông Nguyễn Văn Nam"Trung Quốc là nước có thương mại phát triển và thương nhân Trung Quốc rất giỏi mặc cả. Nếu Trung Quốc là người bán, chiếm thị phần lớn thì họ có thể áp đặt giá bán cho cả thế giới, ngược lại, nếu họ là người mua có thể áp đặt giá bán cho tất cả người bán.Với Trung Quốc, việc muốn trở thành trung tâm định giá các loại hàng hóa trên thế giới là một "miếng võ" và họ làm được điều đó bởi Chính phủ có ý đồ, thương nhân được tổ chức và đồng tình làm chuyện đó. Dĩ nhiên Trung Quốc làm được hay không phụ thuộc vào người bán. Những người bán lớn, các nước phát triển, chẳng hạn như Úc có thể đàm phán ngang ngửa về việc bán quặng sắt cho Trung Quốc nhưng bây giờ Trung Quốc chuyển sang mua quặng của châu Phi thì các nước châu Phi đói nghèo rất dễ bị Trung Quốc ép giá. Tương tự, với mặt hàng dầu thô, Trung Quốc sẽ chọn nước nào dễ ép nhất. Trong khi đó họ sẽ dùng nhiều thủ đoạn để phong tỏa không cho khách hàng khác đến mua.Thực tế đã cho thấy, không chỉ 3 mặt hàng dầu thô, quặng sắt và cao su tự nhiên mà các mặt hàng kim loại khác như đồng, nhôm, kẽm hay đậu tương thời gian qua chịu sự chi phối rất lớn từ các chính sách cũng như cung cầu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, để đạt được tham vọng của mình, Trung Quốc cần làm nhiều hơn thế, mà trước hết là phải giải quyết tốt các vấn đề về tín dụng của nền kinh tế nhằm phát triển kinh tế bền vững hơn, tiếp nữa là phải xây dựng được đồng tiền ổn định, trở thành đồng tiền lớn trong rổ tiền tệ quốc tế, các chuyên gia kinh tế nhận định.

Nguồn: Thùy Dương/Người đồng hành

Trở về

Bài cùng chuyên mục