Trung Quốc sản sinh ra những công ty công nghệ khổng lồ. Họ nắm lấy lợi thế của quốc gia: dân số đông, tốc độ tăng trưởng mạnh, và đôi khi là chính sách bảo hộ của chính phủ trước các đối thủ nước ngoài.
Thủy triều đỏ và độc tố gây cá chết như thế nào?
- Cập nhật : 28/04/2016
(Khoa hoc)
Chuyên gia Nghiên cứu Biển và Biến đổi khí hậu Dư Văn Toán cho rằng cá ăn theo chuỗi, do vậy độc tố tích tụ lâu ngày và lan rộng mới có thể gây cá chết hàng loạt.
Trao đổi với Zing.vn, Tiến sĩ Dư Văn Toán, Trưởng phòng Nghiên cứu Biển và Biến đổi khí hậu (Tổng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam), cho biết hiện tượng thủy triều đỏ là hậu quả của tảo nở hoa.
Thủy triều đỏ là tên gọi chung cho những hiện tượng được biết đến như những đợt bùng phát tảo biển nở hoa, xảy ra ở cửa sông, mặt biển tích tụ nhanh chóng những cột hoa do tảo biển sinh ra.
Thủy triều đỏ tấn công và làm tổn thương hàng loạt đối với động vật biển giáp xác và thân mềm. Cơ chế nhóm tảo đơn bào hai roi (dinoflagellates) sinh ra những đợt thủy triều đỏ có thể là một cơ chế phòng thủ được triển khai xuất phát từ những thay đổi của các dòng hải lưu như thay đổi nhiệt độ hay trạng thái quá tải của môi trường.
“Nhiều khả năng tảo nở hoa bám vào mang khiến cá không thở được hay lớp tảo nổi trên bề mặt biển ngăn cản nhiệt lượng không khí gây giảm oxy, nghèo dinh dưỡng khiến cá chết”, ông Toán nói.
Theo vị chuyên gia này, thức ăn của cá theo chuỗi, ấu trùng ăn tảo, cá con sống tầng nổi ăn ấu trùng, cá lớn ở tầng nước sâu ăn cá con…
Do đó, biển tích lũy độc tố trải qua thời gian dài, lan ra diện rộng thì loài cá lớn sống ở tầng đáy mới chết đồng loạt dạt vào bờ biển Trung Bộ như vậy.
Theo ông Toán, Công ty Formosa mới nhập về vài trăm tấn hóa chất cuối tháng 3, nếu có xả thải thì đến giữa đầu tháng 4 là chưa đủ thời gian lan rộng khiến nhiều loài cá lớn sống ở tầng đáy biển ở các tỉnh miền Trung chết hàng loạt. Do vậy nói Formosa xả thải gây cá chết hàng loạt là chưa có căn cứ.
Ông cho rằng, có thực tế là hiện nay nguồn thải ô nhiễm ven bờ từ các dòng sông đổ ra biển chiếm đến 70%, 30% còn lại là hoạt động tàu thuyền gây ô nhiễm môi trường biển. Độc tố kim loại nặng thì chìm xuống đáy biển, nhẹ thì nổi lên tạo lớp vi mạch bề mặt biển (không màu).
"Hóa chất độc hại tồn dư tích tụ lâu ngày, lan ra diện rộng mới có thể gây cá chết ở nhiều tỉnh miền Trung như vừa qua được. Cơ quan chức năng cần sử dụng thiết bị máy dò, siêu âm ngay cả cá còn sống ở vùng biển các tỉnh Trung Trung Bộ song hành với lấy mẫu nước, mẫu cá chết để phân tích, đối chiếu thì mới mang lại kết quả toàn diện được”, ông Toán cho biết thêm.
Theo các chuyên gia, độc tố cụ thể gây cá chết hàng loạt vài ngày tới phân tích hoàn tất mới có kết quả chính thức.
Ngày 6/4 ngư dân địa phương phát hiện cá chết tại vùng biển một số xã thuộc Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Bốn ngày sau, hiện tượng tiếp diễn tại vùng biển xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình).
Những ngày sau đó, liên tiếp các vùng biển Nhân Trạch (huyện Bố Trạch), Quang Phú và Bảo Ninh (TP Đồng Hới), xã Hải Ninh (huyện Quảng Ninh) ghi nhận tình trạng cá chết đồng loạt dạt vào bờ biển.
Chiều 23/4 tại Hà Tĩnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có buổi làm việc với lãnh đạo các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế để truy tìm nguyên nhân cá chết.
Chuyên gia Nghiên cứu Biển và Biến đổi khí hậu Dư Văn Toán cho rằng cá ăn theo chuỗi, do vậy độc tố tích tụ lâu ngày và lan rộng mới có thể gây cá chết hàng loạt.