Bloomberg trích dẫn nguồn tin thân cận cho biết Apple vừa mở một phòng thí nghiệm ở miền Bắc Đài Loan, nơi các kỹ sư của hãng có thể phát triển những công nghệ hiển thị mới.
Phát hiện hành tinh trông rất giống Trái Đất
- Cập nhật : 30/11/2015
(Khoa hoc)
Cách Trái đất 100 năm ánh sáng, các nhà khoa học đã phát hiện một hành tinh nhỏ với bầu trời giống như Trái Đất đang quay quanh một ngôi sao đỏ.
Hành tinh này được gọi là GJ 3470b, có nhiệt độ bề mặt thiêu đốt khoảng 3.300°C (6.000°F). Các nhà khoa học nói rằng đây là hành tinh nhỏ nhất mà họ nhìn thấy bằng phương pháp tán xạ Rayleigh.
Đội ngũ chuyên gia dẫn đầu là GS Dragomir của Trường ĐH Chicago đã thu thập dữ liệu kết hợp từ tất cả trạm quan sát của LCOGT (Las Cumbres Observatory Global Telescope Network) tại Hawaii, Texas, Chile, Úc và Nam Phi để xác nhận kết quả.
Phương pháp tán xạ cho thấy hành tinh này có một bầu trời màu xanh tương tự như của hành tinh Trái đất. (Nasa)
Một khi GJ 3470b di chuyển đến đúng chỗ, các nhà nghiên cứu có thể thu thập thông tin về quang phổ trong bầu khí quyển của nó bằng cách đo bước sóng và tán xạ Rayleigh. Nhờ đó họ sẽ biết được thành phần khí quyển của hành tinh này.
Đa số ngoại hành tinh có kích thước khoảng 10 lần kích thước của Trái Đất nhưng GJ 3470b là chỉ bằng bốn lần kích thước của Trái Đất. Thật không may, tuy GJ 3470b có “bầu trời trong xanh” nhưng không có nghĩa là có một bầu không khí như Trái Đất chúng ta.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thừa nhận rằng có thể hành tinh này có một bầu không khí giàu phân tử nước và metan. TS Dragomir, người thực hiện dự án, nói rằng: "Phát hiện này đưa chúng ta gần hơn để hiểu bản chất của các ngoại hành tinh nhỏ thông qua việc sử dụng một phương pháp mới cho phép thăm dò khí quyển hành tinh ngay cả khi chúng có mây".