Khám phá không gian là ước mơ bao đời nay của con người, và những nghiên cứu để đưa con người vào không gian hay đặt chân đến các hành tinh khác vẫn đang được thực hiện. Mới đây nhất, các nhà nghiên cứu đã đưa ra mẫu hình chiếc ly nhựa có hình thù phù hợp để các nhà du hành vũ trụ có thể uống cà phê trong không gian. Nhưng đấy không phải là nghiên cứu gây nhiều xôn xao và chấn động nhất trong ngành, mà là thử nghiệm “ghép đôi ngoài không gian”.
Mặt trái của đột phá công nghệ
- Cập nhật : 20/11/2015
(Cong nghe)
Việc áp dụng công nghệ ngày càng sâu rộng trong đời sống kinh tế - xã hội cũng sẽ sản sinh ra những hệ lụy không nhỏ.
Thay vì tranh luận về việc liệu nền kinh tế thế giới có thể phục hồi, có lẽ chúng ta nên để mắt tới một khía cạnh khác. Đó là quá trình chuyển đổi sang trạng thái mới có thể cải thiện mức sống, nhưng nó không ổn định hơn và lại khó khăn hơn trong việc định hướng.
Nhìn sâu vào vấn đề này, đơn cử như sản xuất trên toàn thế giới đang sụt giảm và thương mại toàn cầu cũng vậy. Các thị trường mới nổi và thị trường hàng hóa đang chững lại. Bên cạnh đó, thị trường cổ phiếu phát triển đang nằm trong kiểm soát (thậm chí sau những tuần khó khăn) và ngành dịch vụ đang bùng nổ.
Trên thế giới, tiền ít giá trị hơn vì các NHTW vẫn tiếp tục cam kết thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng với lãi suất danh nghĩa ở khoảng hoặc dao động xung quanh con số 0.
Ngoài những xu hướng vĩ mô nêu trên, thì cách chúng ta làm việc, cũng như mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động cũng đang biến đổi. Có một dòng chảy nhỏ nay đã thành một trào lưu.
Đó là việc những người sử dụng lao động từ chối hình thức hưu trí căn cứ vào mức độ trợ cấp, mà trong đó họ phải đảm bảo một khoản thu nhập cho người lao động khi nghỉ hưu và gánh trên vai nhiều rủi ro khi thị trường có thể sụp đổ.
Bây giờ, những người lao động phải đưa ra quyết định của mình và chịu rủi ro với chương trình lương hưu, trong đó số tiền nhận được của những người tham gia phụ thuộc vào số tiền đã đóng góp và khoản tiền lời từ việc đầu tư các khoản đóng góp đó mà không có sự hỗ trợ từ phía người sử dụng lao động.
Nghiên cứu của một tổ chức tại London cho rằng những đột phá công nghệ đóng góp vào hầu hết những thay đổi này.
Điều này là bất lợi cho những nền kinh tế lấy sản xuất với giá nhân công rẻ là lợi thế quan trọng ví dụ như Trung Quốc – quốc gia đang cố gắng chuyển đổi sang nền kinh tế dịch vụ. Điều này cũng “khủng khiếp” đối với những nước dựa vào việc cung cấp các nguyên liệu công nghiệp thô.
Trong khi đó, công nghệ lại đang mở đường cho nền kinh tế dịch vụ. Nói chung, dịch vụ được cung cấp theo các cấu trúc khác nhau.
Tổ chức Independent Strategy cho rằng khá khó khăn để kiếm tiền trong tình cảnh hỗn loạn và không thể đoán trước như hiện tại. Về lâu dài, họ cho rằng cần thiết phải phát triển các tài sản có thể đầu tư. Thị trường mới nổi cần cơ sở hạ tầng nhiều hơn và tốt hơn. Các nhà đầu tư nhỏ cũng cần đầu tư vào những lĩnh vực này.
Ông Lutfey Siddiqi, người đứng đầu UBS cho biết, mặt trái của phát triển công nghệ là gây ra tình trạng giảm việc làm, tăng bất bình đẳng và ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề về hưu trí.