tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Nhà sáng chế của nông dân

  • Cập nhật : 11/11/2015

(Khoa hoc)

Sinh ra ở miền quê, thấm cái khổ cực của người nông dân nên sau nhiều năm làm công tác giảng dạy, ông Liêm trở về quê nghiên cứu, cho ra nhiều sáng chế để bà con bớt khổ.

Ông Hoàng Thanh Liêm (50 tuổi, ở huyện Thới Lai, Cần Thơ) từng tốt nghiệp Đại học Sư phạm kỹ thuật TP HCM năm 1989, rồi về giảng dạy tại trường Công nhân kỹ thuật Cần Thơ (nay là Cao đẳng nghề Cần Thơ). Sau thời gian dài làm việc ở TP HCM, ông quyết định về quê vì "thấy bà con khổ quá".

anh hoang thanh liem. anh do nhan vat cung cap.

Anh Hoàng Thanh Liêm. Ảnh do nhân vật cung cấp.

"Đất nước ta 80% là nông dân, trong khi việc cơ giới hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật so với các nước còn thấp. Về quê làm nông nghiệp tôi mới thấy hết vất vả của bà con nên đã tìm cách vận dụng kiến thức đã học để giúp chính mình cũng như mọi người", ông Liêm nói.

Với suy nghĩ đó, ông dành hầu hết thời gian nghiên cứu, cho ra nhiều sáng chế, đầu tiên là dụng cụ tra hạt. Năm 2006, trong một lần đi thăm ruộng, thấy người bạn đang gieo hạt đậu xanh trên thửa ruộng rộng lớn, phải tốn nhiều thời gian, công sức, ông nảy sinh ý tưởng làm chiếc máy tra hạt.

Chày tra hạt gồm một ống dài, phía trên có hộp dựng hạt. Nếu như trước đây một người tạo lỗ, một người bỏ hạt thì với sáng chế này, khi đâm ống chày xuống đất chọc lỗ, hạt sẽ từ hộp rơi xuống. Sau này sáng chế được ông cải tiến thành xe đẩy gieo hạt. Với thiết kế mới, bánh xe có các lỗ đều nhau, xe đi tới đâu hạt giống rơi tới đó và đều tăm tắp.

mo hinh may xuc nong san vao bao tham du chuong trinh nha sang che 2013. anh: nhasangche.

Mô hình máy xúc nông sản vào bao tham dự Chương trình Nhà sáng chế 2013. Ảnh: Nhasangche.

Sáng chế mà ông tâm đắc nhất là máy xúc lúa và nông sản vào bao được làm từ năm 2007 đến 2009. Vào vụ thu hoạch, có sân phơi hàng nghìn tấn thóc, nhưng chỉ với cơn mưa đột ngột, bà con xúc vào trong không kịp, thóc bị ướt nhiều, nông dân phải đối mặt với nguy cơ mất mùa. Chiếc máy xúc lúa và nông sản vào bao sẽ khắc phục được điều đó, thay thế sức lao động chân tay cho nông dân.

Máy giống chiếc xe đẩy, khi động cơ khởi động, phía trước bộ phận guồng quạt sẽ cào nông sản vào khoang. Tiếp đó, trụ đứng có guồng xoáy trôn ốc bên trong đưa nông sản lên và chảy vào bao chứa. Ông còn thiết kế số tự động để khi người sử dụng mệt máy có thể hoạt động. Máy chạy mỗi giờ tốn 1,5 kw điện. Sản phẩm nhận được sự ủng hộ của bà con khắp nơi. Đến nay ông đã bán được hơn 50 chiếc.

Không chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp, ông còn lấn sân sang mảng giáo dục với thiết kế bảng viết phấn đa năng, không gây ô nhiễm môi trường.

bang viet phan da nang. anh do nhan vat cung cap.

Bảng viết phấn đa năng. Ảnh do nhân vật cung cấp.

Bảng có khả năng tự xóa, mặt bảng năng động hơn có thể chạy lên hay chạy xuống, tạo được thế chủ động cho bất cứ người sử dụng nào từ trẻ em cho đến người lớn. Người lớn khi viết cuối bảng không phải cúi người, trẻ em có thể viết được những hàng chữ trên cao.

"Điểm đặc biệt ở bảng là khi xóa toàn bộ bụi phấn được lưu giữ lại không phát tán ra môi trường", ông Liêm cho biết. Nếu mất điện, bảng sẽ trở lại tính năng ban đầu của chiếc bảng sơ khai, nhưng có công suất xóa sạch gấp 30 lần so với bảng xóa thủ công.

Ngoài các sáng chế trên, ông còn tạo ra nhiều sản phẩm khác cho bà con nông dân như máy phun xịt thuốc bảo vệ thực vật cho ruộng, máy tỉa bắp đậu đa năng. máy diệt bướm và sâu rầy không dùng hóa chất, máy trồng khoai lang dây. Các sản phẩm đều được đăng ký sở hữu trí tuệ và được ứng dụng rộng rãi.

(Theo Vnexpress)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục