Với độ nén khí cao gấp đôi lên tới 70 megapascal, phiên bản Smart Hydrogen Station cho phép chủ xe nạp khí hydro chỉ trong vòng khoảng 3 phút với quãng đường có thể đi được lên tới 750 km/lần sạc.
Iphone hỏng rồi sẽ đi đâu?
- Cập nhật : 19/02/2016
(Cong nghe)
Việc tạo ra một chiếc điện thoại cần những quy chuẩn nghiêm ngặt và nhiều bí quyết, việc phá chiếc điện thoại cũng vậy, phải cẩn thận để không làm mất thứ gì bên trong.
Tại một nhà máy tại Hồng Kông được bảo vệ nghiêm ngặt 24/7, những chiếc iPhone đang được phá một cách cẩn thận.
Đến nay, Apple đã bán được hơn 570 triệu chiếc từ khi sản phẩm này ra đời 9 năm trước. Công ty không thể biết được có bao nhiêu chiếc điện thoại vẫn còn đang được sử dụng nhưng muốn đảm bảo rằng không có chiếc nào bị vứt trong bãi rác.
Trong khi các công ty như HP, Huawei, Amazon và Microsoft chỉ cần các quy định về tái chế sản phẩm thì Apple lại cẩn thận đến mức “khó tính”. Theo bà Lisa Jackson, Giám đốc Môi trường của Apple, công chúng mong đợi nhiều ở Apple nên công ty phải có những tiêu chuẩn cao hơn, dù rất khó để thực hiện khi mà sản phẩm có nhiều chi tiết nhỏ li ti và phức tạp.
Trong ngành tái chế thiết bị điện tử, tiêu chuẩn là phải thu hồi và tái chế được 70% trọng lượng sản phẩm đã sản xuất từ 7 năm trước. Apple đã vượt qua được ngưỡng này, đạt 85% tổng trọng lượng sản phẩm. Điều này có nghĩa là trong năm nay, công ty sẽ huỷ hơn 9 triệu chiếciPhone 3GS. Trong năm vừa qua, Apple bán được đến 155 triệu chiếc iPhone và do đó, việc huỷ iPhone cũng sẽ phát triển nhanh chóng.
Li Tong Group (Hồng Kông) là một trong số ít nơi mà Apple chọn làm địa điểm xử lý iPhone, iPad và iMac cũ hỏng. Li Tong Group hiện đã có 3 cơ sở ở Hồng Kông và nhiều cơ sở khác ở khắp nơi trên thế giới, xử lý các thiết bị không chỉ của Apple mà còn của nhiều hãng khác. Li Tong hy vọng năm nay có thể tăng công suất lên 20%.
Năm 2014, Apple thu hồi được trên 40.000 tấn rác thải điện tử, đủ để xây khoảng 160 km đường sắt.
Brightstar Corp. ở Miami (Florida), TES-AMM tại Singapore, Li Tong tại Hồng Kông và Foxconn Technology Group là những nơi iPhone được sản xuất, phải đồng ý trên 50 quy định của Apple về an toàn, bảo hiểm, chất lượng và việc phá huỷ điện thoại. Các công ty này là một phần của chuỗi xử lý thiết bị cũ hỏng của Apple.
Quy trình bắt đầu từ các cửa hàng của Apple. Những điểm bán hàng dù có là trực tiếp hay qua mạng đều đưa ra chính sách để người dùng bán lại iPhone sau khi đã chán sử dụng. Sau khi kiểm tra, nhân viên sẽ mua chiếc iPhone để bán lại hoặc đưa vào nơi xử lý.
Tại Mỹ, iPhone 4 đã qua sử dụng có giá 100 USD, giá iPhone 6 Plus là 350 USD. Nếu kiểm tra cho thấy thiết bị không thể bán lại được thì sẽ được xử lý. Quy trình xử lý gồm 10 bước, thực chất là làm ngược lại quy trình lắp ráp. IPhone được xử lý trong điều kiện chân không, đảm bảo 100% hoá chất và khí thải trong quá trình xử lý bị giữ lại. Apple trả phí dịch vụ và nhận lại các linh kiện sau khi đã bóc tách. Các linh kiện này được bỏ nhãn mác và không được để lẫn với linh kiện hãng khác.
Trong khi nhiều hãng có thể dùng lại chip đã hỏng thì Apple phá huỷ toàn bộ thiết bị. Việc cắt nhỏ linh kiện còn tốn năng lượng hơn là tái sử dụng. Li Tong khuyên các đối tác sử dụng linh kiện vào các thiết bị khác, ví dụ như dùng camera của smartphone trong máy bay đồ chơi (drone) hay dùng màn hình trong Microsoft Surface tablet trên taxi tại New York. Apple không đồng ý bởi nếu không huỷ các thiết bị thì sẽ xuất hiện iPhone giả.
Apple cũng có lý khi muốn giữ môi trường xanh sạch đẹp. Một khi iPhone bị chôn cùng các loại rác thải thì sẽ có một số chất độc hại đưa ra môi trường, người tái chế sẽ kiếm tiền từ đồng và vàng trong máy còn các bộ phận khác có thể dùng làm cửa nhôm hay gạch kính.