tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Hé lộ nguyên nhân thật cuộc ‘đại diệt chủng’ đầu tiên trong lịch sử

  • Cập nhật : 08/09/2015

(Khoa hoc)

Một nghiên cứu mới cho rằng cuộc đại tuyệt chủng đầu tiên trên thế giới, diễn ra khoảng 540 triệu năm trước, không phải do thiên thạch khổng lồ hay siêu núi lửa bùng nổ, mà là do những loài động vật đầu tiên của Trái đất gây ra.

Trong suốt ba tỉ năm, các loài vi sinh vật là sự sống duy nhất có mặt trên hành tinh. Sau đó, một số loài vi sinh vật này khám phá ra cách quang hợp để chuyển hóa ánh sáng mặt trời thành năng lượng. 
Tuy nhiên,quá trình quang hợp lại tạo ra oxy là chất độc đối với hầu hết các loài vi sinh vật, vốn đã quen sống trong môi trường không có oxy.

Các loài vi sinh vật có thể quang hợp dần tiến hóa thành các dạng sống đa bào phức tạp hơn được gọi là Ediacara. Những thể sống này đã làm chủ Trái Đất vào khoảng 600 triệu năm trước. Hầu hết chúng là các dạng thủy sinh không di chuyển được và có hình dạng đĩa, hình ống, dạng lá hay kết lại với nhau.

cac loai sinh vat trong thoi ky ediacara da lam chu trai dat vao khoang 600 trieu nam truoc

Các loài sinh vật trong thời kỳ Ediacara đã làm chủ Trái Đất vào khoảng 600 triệu năm trước

Giới cổ sinh vật học gọi thời kỳ này là “Khu vườn Ediacara”, do sự yên bình thanh tịnh của thời kỳ này. Hòa bình đã ngự trị suốt hơn 60 triệu năm, cho đến khi các loài Ediacara tiến hóa thành các loài động vật đầu tiên, tức những sinh vật có thể di chuyển độc lập và tiêu thụ các sinh vật khác.

Các nhà khoa học cho rằng chính những loài động vật mới này đã quét sạch các loài Ediacara, đánh dấu cuộc đại tuyệt chủng đầu tiên trên Trái đất.
Simon Darroch, Phó giáo sư về trái đất và khoa học môi trường tại Đại học Vanderbilt, cho biết: “Con người đã dần nhận ra rằng các loài sinh vật hoàn toàn có thể gây ra các vụ tuyệt chủng diện rộng.”
“Các nghiên cứu tương đối trên nhiều quần thể Ediaraca đã củng cố vững chắc giả thuyết rằng chính sự xuất hiện của các loài động vật phức tạp có thể làm thay đổi môi trường sống, hay như ta gọi là “các kỹ sư hệ sinh thái”, đã gây ra sự biến mất của các loài Ediacara.

(Theo Báo Pháp Luật TP.HCM)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục