Nhu cầu sử dụng các thiết bị điện - điện tử ngày càng tăng cao cộng với công nghệ thay đổi nhanh chóng đã rút ngắn vòng đời của những sản phẩm này, là nguyên nhân tăng nhanh tốc độ phát sinh rác thải điện tử (RĐT), loại rác phức tạp với nhiều hiểm họa. Khắc phục tác hại và tận dụng nguồn nguyên liệu từ RĐT là hướng cả thế giới đang nhắm đến.
1500 năm sau, sổ tay của Marie Curie vẫn chưa hết nhiễm xạ
- Cập nhật : 04/09/2015
(Tin kinh te)
Gần 100 năm sau khi Marie Curie qua đời, nhiều đồ dùng cá nhân của bà vẫn còn bị nhiễm phóng xạ. Các du khách muốn nhìn tận mắt bản thảo của Marie Curie trong thư viện buộc phải mặc một bộ đồ bảo hiểm vì chúng sẽ tiếp tục bị nhiễm xạ hơn 1500 năm nữa.
Marie Skłodowska-Curie (7/11/1867 – 4/7/1934) là một nhà vật lý và hóa học người Ba Lan - Pháp, nổi tiếng về những nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực phóng xạ. Bà là người đầu tiên vinh dự nhận được hai Giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau, vật lý và hóa học.
Marie Curie và chồng - Pierre Curie đã cùng nhau phát triển những kết quả nghiên cứu của nhà vật lý người Pháp Henri Becquerel, rằng urani có tính phóng xạ. Đến năm 1898, bà và chồng đã tìm ra một nguyên tố phóng xạ mới. Bộ đôi này đặt tên nguyên tố đó là “polonium”, gần giống với chữ Ba Lan (Poland) – quê hương của Marie Curie.
Tuy nhiên, sau hơn 100 năm qua, nhiều đồ dùng cá nhân của Marie Curie bao gồm quần áo, đồ nội thất, sách dạy nấu ăn, và những cuốn sổ ghi chú trong phòng thí nghiệm vẫn còn bị ô nhiễm phóng xạ.
Cuốn sổ tay của Marie Curie - một báu vật của nền khoa học thế giới – hiện đang được bảo quản trong hộp chì ở thư viện quốc gia Pháp. Được biết, cuốn sổ này nhiễm chất phóng xạ Radium 226 và có chu kì bán rã 1600 năm (tức là sau 1600 năm, lượng chất phóng xạ này sẽ giảm đi một nửa so với ban đầu).
Tất cả các du khách muốn được chiêm ngưỡng tận mắt cuốn sổ này sẽ phải kí giấy chịu trách nhiệm hoàn toàn cho bất kì sự cố nào (nếu có) và sẽ phải mặc một bộ quần áo bảo hộ kín bưng.
Marie Curie qua đời vì thiếu máu bất sản (máu không tái tạo được do nhiễm xạ). Trong công việc, Marie Cuire thường tiến hành thử nghiệm với các ống có chứa đồng vị phóng xạ để trong túi quần, ngăn bàn.
Trong một khoảng thời gian dài làm việc với phóng xạ mà không có biện pháp an toàn nào, bà đã bị nhiễm độc phóng xạ.
Cơ thể của bà hiện vẫn đang nhiễm phóng xạ và được đặt trong một chiếc quan tài có lớp chì dày 2,5 cm lót bên trong để ngăn phóng xạ phát tán ra môi trường xung quanh.