Nhiều chuyên gia nhận định, Thái Lan có nhiều tiềm năng để trở thành một trung tâm phát triển phần mềm ô tô ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

GS.TS Phan Thanh Sơn Nam và PGS.TS Nguyễn Sum vừa được tạp chí khoa học Asian Scientist (Singapore) bình chọn là hai trong 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á năm 2018.
GS.TS Phan Thanh Sơn Nam hiện là trưởng khoa kỹ thuật hóa học Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), được tạp chí Asian Scientist đưa vào mục các nhà khoa học thuộc lĩnh vực hóa học.
Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Sum, hiện đang công tác tại Trường ĐH Quy Nhơn, được xếp vào mục các nhà khoa học ở lĩnh vực toán học.
Cả hai nhà khoa học này được Asian Scientist bình chọn dựa vào thành tích cùng nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2017 - giải thưởng hằng năm của Bộ KH&CN nhằm tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật.
GS.TS Phan Thanh Sơn Nam là tác giả chính của công trình khoa học xuất sắc về chất xúc tác trong lĩnh vực hóa học kỹ thuật.
Công trình đã nghiên cứu ứng dụng vật liệu khung hữu cơ - kim loại (MOFs) làm chất xúc tác cho các ứng tổng hợp các hợp chất hữu cơ họ propargylamine.
Đặc biệt, công trình đã phát hiện ra một chuyển hóa của N-methilaniline chưa từng được công bố.
Đậy là công trình khoa học được thực hiện hoàn toàn ở Việt Nam do năm tác giả là người Việt, không có yếu tố nước ngoài. Bài báo khoa học làm nên giải thưởng được các nhà chuyên môn trên thế giới rất quan tâm: bài báo đã được trích dẫn 21 lần.
PGS.TS Nguyễn Sum với công trình trong lĩnh vực Toán học: "Nguyễn Sum, 2015. On the Peterson hit problem, Advances in Mathematics, Vol. 274, 432-489".
Công trình khoa học này được đánh giá đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực tô pô đại số, giải quyết được một trường hợp đặc biệt (k=4) của giả thuyết "hit" do nhà toán học người Mỹ Frank Peterson đề xuất cách đây 30 năm.
Đây là một bước tiến mới trong việc giải quyết giả thuyết Peterson kể từ năm 1990. Công trình được thực hiện hoàn toàn trong nước bởi một tác giả duy nhất là PGS.TS Nguyễn Sum.
Đây là năm thứ 3 tạp chí Asian Scientist công bố danh sách các nhà khoa học hàng đầu khu vực với những nghiên cứu, đổi mới và có đóng góp đáng kể ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Danh sách năm nay có tên nhiều nhà khoa học các trường nổi tiếng của châu Á như: Đại học Quốc gia Singapore, Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore), Đại học Tokyo, Đại học Osaka (Nhật Bản), Đại học Quốc gia Seoul, Đại học khoa học và công nghệ Pohang (Hàn Quốc)…
TRẦN HUỲNH
Theo Tuoitre.vn
Nhiều chuyên gia nhận định, Thái Lan có nhiều tiềm năng để trở thành một trung tâm phát triển phần mềm ô tô ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tại một cơ sở do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ ở Anh, các cuộc thử nghiệm được tiến hành để giúp lục địa già cạnh tranh với Mỹ và Trung Quốc trong cuộc đua phát triển trí thông minh nhân tạo (AI).
Châu Âu đối diện với một vấn đề không nhỏ và không hề dễ giải quyết: liên minh châu Âu có dân số 500 triệu người, nhưng lại chia tách thành 28 quốc gia.
Mới đây SurveyMonkey và trang Recode đã công bố một khảo sát của họ về đóng góp của các công ty công nghệ cho xã hội. Kết quả khá bất ngờ khi mạng xã hội lớn nhất thế giới lại không chiếm được vị trí cao.
Số người hơn 60 tuổi trên thế giới dự kiến sẽ tăng 56% tạo ra một thị trường trường rộng lớn để các doanh nghiệp y tế khai thác.
Thông tin này được giám đốc công nghệ của Facebook Mike Schroepfer chia sẻ trong một bài viết trên trang tin của Facebook. Theo đó, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia bị lộ lọt thông tin trên mạng xã hội này nhiều nhất.
Công nghệ blockchain cũng hỗ trợ nhiều lĩnh vực khác nhau ở Estonia, như chăm sóc sức khỏe và thậm chí cả việc bầu cử.
Không ai phủ nhận những lợi ích mà trí tuệ nhân tạo mang lại cho sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, liệu AI có thể hủy diệt cuộc sống của con người hay không vẫn là câu hỏi khiến nhiều người tranh cãi.
Theo các chuyên gia, hoạt động thương mại điện tử của doanh nghiệp hiện nay chưa thực sự hiệu quả, trong đó cơ cấu tổ chức hạn chế, quy mô vốn nhỏ, hàm lượng công nghệ trong các mô hình sản xuất, kinh doanh thấp là những rào cản lớn nhất.
2017 được đánh giá là năm không hề an toàn. Hàng loạt các vụ tấn công mạng diễn ra trên toàn thế giới, nhiều vụ rò rỉ dữ liệu gây ảnh hưởng tới hàng tỷ người bị phát giác.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự