Không câu trả lời nào rõ ràng hơn cho câu hỏi trên bằng những minh chứng vươn lên của các siêu tập đoàn Trung Quốc, đặc biệt là các công ty công nghệ.
Đẩy mạnh sử dụng xăng sinh học: Hai giải pháp - một mục tiêu
- Cập nhật : 13/09/2015
(Tin kinh te)
Quyết định mới đây của Thủ tướng Chính phủ có thể được coi là chìa khóa mở ra cơ hội kinh doanh cho các DN trong lĩnh vực xăng dầu.
Khó khăn của DN cung ứng
Theo Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg ngày 22/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống thì đối với xăng E5, kể từ ngày 1/12/2014 sẽ áp dụng tại 7 tỉnh thành phố gồm Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bà Rịa – Vũng Tàu, và từ 1/12/2015 sẽ áp dụng cho phương tiện cơ giới đường bộ tiêu thụ trên toàn quốc. Đây có thể được coi là chìa khóa mở ra cơ hội kinh doanh cho các DN trong lĩnh vực xăng dầu.
Báo cáo của xí nghiệp tổng kho xăng dầu Đình Vũ (thuộc PV OIL) cho thấy từ tháng 8/2009, tổng kho đã triển khai pha chế xăng E5 cung ứng cho thị trường phía Bắc với công suất 1.000 m3/tháng. Từ tháng 3/2014, đơn vị hoàn thành đưa vào sử dụng hệ thống pha chế E5 Inline có công suất 100m3/giờ cùng với hệ thống kho bãi, bể chứa, cầu cảng, xuất nhập hiện đại sẽ đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của thị trường.
Tuy nhiên những tháng cuối năm 2014, kế hoạch sản xuất của PVOIL ở tất cả các tổng kho, kho xăng dầu như Đình Vũ, Nhà Bè, Miền Đông, Liên Chiểu, Vĩnh Long, sản lượng pha chế xăng E5 cũng chỉ đạt trên dưới 3.600 m3/tháng.
Đại diện Công ty cổ phần Nhiên liệu sinh học Dầu khí miền Trung – đơn vị sản xuất cồn Ethanol cho biết, tổng sản lượng sản xuất của nhà máy năm 2014 là 16.969 m3, mới đạt 17% công suất thiết kế của nhà máy. Sản lượng tiêu thụ đạt 19.890 m3 (bao gồm cả tồn kho cuối năm 2013).
Trong đó, tiêu thụ cho mục đích phối trộn xăng E5 chỉ đạt 4.146 m3, chiếm 20,8% sản lượng tiêu thụ; khối lượng tiêu thụ còn lại là xuất khẩu và tiêu thụ các mục đích khác như làm dung môi, y tế...
Qua tìm hiểu thực tế, những DN đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, phân phối xăng E5 vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn như nguyên liệu cho sản xuất cồn thiếu ổn định cả về nguồn, giá và chất lượng; tại một số địa phương người tiêu dùng còn e ngại việc sử dụng xăng E5 do công tác thông tin, tuyên truyền còn yếu; các DN đầu mối kinh doanh xăng dầu triển khai chưa thực sự quyết liệt; một số địa phương chưa tích cực, số lượng cửa hàng bán lẻ xăng dầu bán xăng E5 còn thấp. Đây là những lý do chính khiến việc phân phối xăng sinh học chưa hiệu quả.
Cần đẩy mạnh việc thực thi
Mặc dù, nhiều DN phân phối cũng nêu những khó khăn trong triển khai xăng sinh học E5 như việc đầu tư cơ sở vật chất, chi phí chuyển đổi, vệ sinh bồn bể, trụ bơm, chi phí bảo quản hàng hóa, hao hụt, giá vốn mặt hàng cao... nhưng nhiều ý kiến cho rằng thực chất vấn đề là lợi nhuận không như mong muốn, trong khi đó chính sách hỗ trợ của nhà nước còn thấp chính là nguyên nhân khiến các DN không mặn mà, nhất là trong bối cảnh thị trường xăng dầu thế giới có nhiều biến động giảm.
Đối với người tiêu dùng chưa quen sử dụng xăng sinh học một phần là thiếu thông tin, một phần là do yếu tố tâm lý đám đông. Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi một số taxi tại Quảng Ngãi, nơi đã thành công bước đầu trong triển khai xăng E5, họ đều cho rằng nhờ công tác tuyên truyền tốt, thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trong đó có ích lợi bảo vệ môi trường và không ảnh hưởng động cơ nên họ dùng loại xăng này dù giá không chênh lệch là mấy. Thêm vào đó, hầu hết các cây xăng trên địa bàn thành phố đều bán xăng E5, hạn chế xăng truyền thống nên không dùng thì cũng không làm khác được.
Về khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu cho sản xuất, phối trộn xăng E5, E10 ông Nguyễn Phú Cường, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ (Bộ Công Thương) khẳng định, với 4 nhà máy sản xuất Ethanol E100 đủ đảm bảo cung cấp cho nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, với mức hỗ trợ từ quỹ bình ổn xăng dầu đảm bảo giá xăng E5 luôn có giá bán thấp hơn xăng A92 khoảng 300 đồng/lít.
Một số chuyên gia cho rằng, với mức giá chênh 300 đồng/lít cũng đã phần nào tháo gỡ khó khăn cho DN phân phối và mang lại lợi ích cho khách hàng. Tuy nhiên nếu vẫn duy trì hệ thống xăng truyền thống mà không đẩy mạnh việc tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân, DN.
Dồng thời có những chế tài đủ mạnh đối với các DN phân phối, đơn vị không chấp hành Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ triển khai thì việc thực hiện cũng chỉ mang tính đối phó.