Năm 2015, với những kỳ vọng từ hiệp định TPP, nhóm cổ phiếu ngành logistics đã có những là thời điểm bứt tốc rất mạnh và được giao dịch khá tích cực. Năm 2016, nhiều chuyên gia dự đoán nhóm ngành logistics sẽ trở thành tâm điểm thu hút dòng vốn trong thời gian tới.
Những phiên bán vốn Nhà nước đình đám
- Cập nhật : 26/01/2016
(Tin kinh te)
Năm 2015 được đánh giá là năm đẩy mạnh quá trình bán vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp không cần nắm cổ phần chi phối, trong đó có một số phiên đặc biệt gây chú ý.
Báo cáo năm 2015, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cho hay đã bán vốn thành công tại 120 doanh nghiệp, thu về gần 4.500 tỷ đồng, gấp 1,6 lần năm 2014 về số doanh nghiệp và 2,3 lần về giá trị so với một năm trước. Trong số này, một số thương vụ nhận được sự quan tâm đặc biệt.
Phiên đấu giá gây chú ý nhất
Tháng 12/2015, SCIC bán đấu giá 3,6 triệu cổ phần của Công ty Du lịch Kim Liên, tương ứng 52,4% vốn điều lệ với giá khởi điểm 30.600 đồng. Phiên đấu giá diễn ra sôi động khi các nhà đầu tư liên tục trả giá từ 46.000 đồng lên tới 102.000 đồng cho một cổ phần. Cuối cùng, phần thắng đã thuộc về nhà đầu tư trả giá 274.200 đồng, gấp 9 lần giá khởi điểm.
Nguyên nhân khiến phiên đấu giá "nóng" là Công ty Du lịch Kim Liên đang quản lý khách sạn Kim Liên nằm trên 3,5ha đất vàng tại Hà Nội. Phiên đã thu hút được 36 nhà đầu tư đăng ký mua, trong đó có những tên tuổi như ông Nguyễn Đức Thụy (Bầu Thụy), bà Nguyễn Thị Mai Thanh (Chủ tịch HĐQT Công ty Cơ điện lạnh), Tổng công ty du lịch Hà Nội, Tập đoàn Xây dựng miền Trung, Tập đoàn Phúc Lộc... Về phía nhà đầu tư cá nhân, có hai nhà đầu tư 9x cũng sẵn sàng chi hàng trăm tỷ đồng để nắm cổ phần chi phối tại khách sạn Kim Liên.
Phiên đấu giá kỳ lạ nhất
Phiên đấu giá cổ phần Công ty Du lịch Đồ Sơn hồi tháng 8 được đánh giá có nhiều điểm kỳ lạ nhất trong các phiên đã từng tổ chức. Theo đó, 450.490 cổ phần do Nhà nước nắm tại Du lịch Đồ Sơn được bán với giá khởi điểm 70.400 đồng một đơn vị. Song, kết quả bất ngờ khi giá đặt mua cao nhất lên đến hơn 58,5 tỷ đồng, giá thấp nhất là 70.400 đồng, đưa tổng giá trị bán được lên 26,4 triệu tỷ đồng. Ngay sau phiên đấu giá, trao đổi với báo chí, đại diện SCIC cho biết trường hợp này nhiều khả năng nhà đầu tư bỏ nhầm giá, và quả thực, nhà đầu tư bỏ giá cao nhất đã chấp nhận mất 3 tỷ đồng tiền cọc.
Tuy nhiên, điểm tắc nghẽn cho phiên đấu giá là hai nhà đầu tư tiếp sau cũng trả mức giá cao lên tới 51 tỷ đồng và 40,5 tỷ đồng một cổ phần. Theo quy chế bán đấu giá cổ phần của SCIC, nếu không bán được cổ phần, giá khởi điểm của các phiên đấu giá tiếp theo là những mức giá cao thứ hai, thứ ba của lần đấu giá thứ nhất. Với những mức giá cao chót vót trên, đến nay cổ phần của SCIC tại Du lịch Đồ Sơn vẫn chưa bán xong.
Du lịch Đồ Sơn hiện đang quản lý khu nhà nghỉ Bảo Đại, 2 khách sạn và 3 nhà hàng tại bãi 2 - Đồ Sơn.
Cổ phiếu tăng chóng mặt sau đấu giá
Tháng 7, SCIC thông báo bán thỏa thuận 481.120 cổ phần của Công ty Nước khoáng Khánh Hòa (Vikoda), tương ứng 22,27% vốn điều lệ với giá khởi điểm 126.600 đồng một đơn vị. Mức giá bán trên gây chú ý lớn trên thị trường khi cổ phiếu của nước khoáng Khánh Hòa cùng thời điểm trên Upcom chỉ có giá hơn 5.000 đồng.
Kết thúc giao dịch, toàn bộ số cổ phần trên đã được bán hết. Giá cổ phiếu công ty nhờ hiệu ứng này cũng tăng vọt lên hơn 30.000 đồng.
Vikoda có vốn điều lệ 21,6 tỷ đồng, chuyên hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng nước khoáng thiên nhiên với thương hiệu Đảnh Thạnh; sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng... Năm 2014, công ty đạt gần 137 tỷ đồng doanh thu thuần và 10 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2015, Vikoda đặt mục tiêu doanh thu 150 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 13 tỷ đồng.
Cổ phiếu bán với giá "rẻ như trà đá"
Quý III/2015, toàn bộ 2,67 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần Docimexco do Nhà nước nắm giữ, tương đương 20,2% vốn điều lệ được đem đấu giá.Cổ phiếu được bán trọn lô với mức giá khởi điểm chỉ 3.000 đồng, nhưng dù giá "rẻ như một cốc trà đá" nhưng phiên đầu tiên vẫn gặp thất bại.
Docimexco bị hủy niêm yết bắt buộc từ 15/5/2014 do lỗ lũy kế chưa phân phối vượt quá vốn điều lệ. Mức giá đóng cửa của cổ phiếu FDG trước khi rời sàn là 1.600 đồng - thấp hơn rất nhiều so với mức giá khởi điểm đấu giá. Năm 2015, Docimexco đặt kế hoạch doanh thu 118 tỷ đồng, lợi nhuận trước lãi vay 1 tỷ đồng.
Cổ phiếu 3 năm không trả cổ tức vẫn được săn đón.
Tháng 10, SCIC chào bán hơn 3,67 triệu cổ phần, tương ứng 14,7% vốn của Công ty Xuất nhập khẩu Intimex, một tên tuổi trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, kinh doanh siêu thị. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần trong tổng tổng giá trị vốn mà Nhà nước nắm giữ tại đơn vị này. Số còn lại 8,57 triệu cổ phiếu theo kế hoạch được bán cho Công ty TNHH Thung lũng Vua, thành viên của Tập đoàn BRG, ông lớn trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, sân golf.
Với số cổ phần mua lại từ SCIC, dự kiến sau thương vụ, tập đoàn BRG sẽ nắm 45,89% tại Intimex. Nguyên nhân khiến Intimex - một đơn vị 3 năm không trả cổ tức được đại gia bất động sản để ý đến là do công ty sở hữu quỹ đất khổng lồ với tổng diện tích sử dụng lên tới hơn 2,3 triệu m2 ở Hà Nội, Quảng Ninh, Nghệ An, Đà Nẵng, Đồng Nai...
Huyền Thư
Theo Vnexpress