tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Chứng khoán BSC: TPP được ký kết không tác động quá nhiều tới TTCK trong ngắn hạn

  • Cập nhật : 08/10/2015

(Chung khoan)

Nhiều nghiên cứu cho rằng Việt Nam sẽ là quốc gia được hưởng lợi nhấ t khi hiệp định TPP được thông qua. Tuy nhiên TPP sẽ không chı̉ có tác động một chiều mà sẽ là cả hai chiều đến Việt Nam.

 

Đàm phán TPP hiện đang đạt nhiều tiến triển tích cực. Nhìn chung, 12 nước tham gia đàm phán đang tiến tới một thỏa thuận cơ bản nhất liên quan tới các lĩnh vực thương mại chủ chốt sau khi đạt được bước đột phá trong vấn đề dược phẩm vào đêm qua.

Trong trường hợp các nước thống nhất được các thỏa thuận cơ bản, TPP sơ bộ sẽ có khả năng được ký kết sớm nhất vào đầu năm 2016. Sau đó, TPP sẽ có hiệu lực sau khi nó được thông qua tại từng quốc gia thành viên.

Nhiều nghiên cứu cho rằng Việt Nam sẽ là quốc gia được hưởng lợi nhấ t khi hiệp định TPP được thông qua. Tuy nhiên TPP sẽ không chı̉ có tác động một chiều mà sẽ là cả hai chiều đến Việt Nam.

Theo CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), khi TPP được thông qua, các nhóm ngành được hưởng lợi bao gồm dệt may, thủy sản, gỗ, phân phối ô tô…

Cụ thể, với ngành dệt may, quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải sử dụng nguyên liệu trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước trong TPP để hưởng thuế suất ưu đãi.

Tuy vậy, hầu hết các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đa phần có quy mô vốn nhỏ, vốn ít nên việc đầu tư các dự án cung ứng nguyên liệu không được quan tâm và chỉ có một số ít các doanh nghiệp quy mô lớn, đặc biệt các doanh nghiệp nhà nước (đứng đầu là Vinatex) có các dự án đón đầu TPP.

Điểm tích cực là ngay cả khi không được hưởng thuế suất 0% thì một số doanh nghiệp trong ngành vẫn được hưởng lợi gián tiếp từ việc gia tăng các đơn hàng của các doanh nghiệp nước ngoài để gia công.

Dựa trên dự báo của World Bank, BSC cho biết sản lượng dệt may sẽ tăng của Việt Nam sau khi ký kết TPP sẽ tăng 21% và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào Mỹ có thể đạt kỷ lục 90% vào năm 2020.

Với nhóm ngành thủy sản, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm, bạch tuộc, cá ngừ sẽ được hưởng lợi khi thuế nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản sẽ giảm về 0% so với mức trung bình 6,4%- 7,2% hiện tại.

Ngoài ra, BSC cũng cho biết các nhóm ngành như Khai thác khu công nghiệp, cảng biển… cũng được hưởng lợi không nhỏ khi luồng vốn FDI dịch chuyển vào Việt Nam đón đầu các hiệp đinh thương mại hay nhu cầu xuất nhập khẩu được dự báo sẽ tăng cao trong thời gian tới.

Cùng với đó, nhóm ngành phân phối ô tô cũng được BSC dự báo được hưởng lợi khi TPP được ký kết.

Tồn tại không ít thách thức

Ở chiều ngược lại, việc tham gia TPP cũng như các hiệp định thương mại khác sẽ buộc Việt Nam phải mở cửa thị trường, gỡ bỏ các hạn ngạch nhập khẩu và điều này sẽ gây ra không ít khó khăn khi thuế suất nhập khẩu sẽ giảm ở một số ngành như dược (2,5% về 0%) hay thức ăn chăn nuôi (5% còn 0%).

Cùng với đó, giá thành sản xuất một số ngành như mía đường, thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam đang cao hơn các quốc gia khác trong khu vực và thế giới cũng sẽ gây ra không ít áp lực với các doanh nghiệp trong ngành.

BSC cũng cho rằng TPP sẽ không tác động lớn đến các doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ bởi các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải chịu thuế chống bán phá giá rất cao. Với mức thuế là 0,97 USD/kg, các doanh nghiệp cá tra hầu như không thể xuất khẩu sang thị trường Mỹ do không đủ bù đắp các chi phí nhiên liệu, nhân công.,…

Với ngành gỗ, Việt Nam hiện là nước xuất khẩu lớn thứ 6 trên Thế giới. Tuy nhiên, thách thức với các doanh nghiệp trong ngành cũng không nhỏ khi hơn 80% nguyên liệu đều phải nhập khẩu.

Trong khi đó, yêu cầu để được ưu đãi về thuế là tỷ lệ nội địa hóa phải đáp ứng từ 55% tổng giá trị trở lên doanh nghiệp chỉ được phép nhập tối đa 45% nguyên liệu từ nước ngoài.

Tác động không mạnh tới TTCK trong ngắn hạn

BSC nhận định nếu đàm phán TPP thông qua các thỏa thuận chung cơ bản nhất, tác động trong ngắn hạn đối với thị trường chứng khoán sẽ không quá đáng kể bởi TPP vẫn cần một khoảng thời gian để chính thức có hiệu lực tại tất cả các quốc gia thành viên sau khi đạt được thỏa thuận cơ bản chung.

Cùng với đó, quy mô vốn hóa các ngành như có ảnh hưởng tıch cựć nhờ TPP như dệt may, thủy sản… không quá lớn trên thị trường, do đó khó có thể tạo ra sự lan tỏa lớn tới toàn bộ các nhóm ngành.

(Theo CafeF)

Trở về

Bài cùng chuyên mục