Dự thảo quy định với các công ty hủy niêm yết trên Sở GDCK HoSE và HNX nhưng vẫn đáp ứng là công ty đại chúng thì phải đăng ký giao dịch trên Upcom trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày chính thức hủy niêm yết.
Bộ Xây Dựng: “Cổ phiếu ngành xây dựng không hấp dẫn“
- Cập nhật : 02/09/2015
(Tin kinh te)
Theo Bộ Xây dựng, việc tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần ngành xây dựng là rất khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành thực hiện cổ phần hóa hoặc thoái vốn.
IPO gặp khó khăn trong tìm kiếm nhà đầu tư
Bộ Xây dựng vừa có báo cáo gửi lên Văn phòng Chính Phủ về công tác cổ phần hoá các DN trong lĩnh vực xây dựng. Đáng chú ý, đối với công tác bán cổ phần lần đầu, thoái vốn, Bộ Xây dựng cho rằng, cổ phiếu ngành xây dựng không hấp dẫn. Điều này gây khó khăn trong việc tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược quan tâm mua cổ phần lần đầu khi cổ phần hóa và các khoản thoái vốn của doanh nghiệp.
Bộ Xây dựng chỉ ra rằng, quy định hiện nay về việc mua cổ phần ưu đãi của CNCNV không tính đến các đối tượng là người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại các công ty con, công ty liên kết nên thiệt thòi cho các đối tượng này.
Chưa có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục bán cho nhà cổ đông chiến lược như việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký, giới hạn thời gian tìm kiếm cổ đông chiến lược, quy trình bán trước khi IPO hoặc sau khi IPO như thế nào, thủ tục đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược…
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa có văn bản hướng dẫn thoái vốn bằng thương hiệu theo nhiệm vụ Chính phủ giao nên nhiều Tổng công ty chưa thực hiện được việc thoái phần vốn góp bằng thương hiệu.
Theo quy định đối với các khoản đầu tư có giá trị nhỏ (dưới 01 tỷ đồng) vẫn phải thực hiện các bước thuê thẩm định giá, đấu giá là không cần thiết do chi phí để thực hiện việc này chiếm tỷ trọng lớn so với giá trị thu về.
Đạt 25% kế hoạch thoái vốn tính đến 15/8
Trong khi đó, theo kế hoạch đề ra, đến hết năm 2015, Bộ Xây dựng cần thực hiện thoái vốn 170 danh mục với giá trị 5.256,4 tỷ đồng, bao gồm 159 danh mục thoái 100% vốn và 11 danh mục thoái vốn một phần.
Trong 8 tháng năm 2015, Bộ Xây dựng đã xem xét, phê duyệt chủ trương thoái vốn của 25 Công ty con thuộc các Tổng công ty và đã thoái vốn thành công tại 12 danh mục.
Lũy kế đến hết 15/8/2015, Bộ đã thực hiện thoái vốn thành công tại 51 danh mục với giá trị thực tế thu về 1.325,6 tỷ đồng, đạt 25,2% kế hoạch đề ra.
Hiện nay, các đơn vị đang tiếp tục thực hiện thoái vốn tại 25 danh mục, với giá trị 1.763,8 tỷ đồng, chiếm 33,5% kế hoạch thoái vốn.
Để đẩy mạnh công tác cổ phần hóa, thoái vốn, giải quyết những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện, Bộ Xây dựng kiến nghị Chính phủ 3 giải pháp
Thứ nhất, Chính phủ sớm ban hành sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 về chuyển DNNN thành CTCP, trong đó cho phép DN cổ phần hóa được giữ lại Quỹ dự phòng giảm giá các khoản nợ phải thu khi xác định giá trị doanh nghiệp; loại trừ các khoản phải thu về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp không còn khả năng thu hồi.
Thứ hai, được sử dụng lợi nhuận bình quân của 5-10 năm trước khi cổ phần hóa để tính lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp; Người đại diện phần vốn của Công ty mẹ tại doanh nghiệp khác mà chưa được mua cổ phần ưu đãi tại doanh nghiệp đó thì được mua cổ phần ưu đại tại Công ty mẹ khi cổ phần hóa;
Thứ ba, có hướng dẫn cụ thể hơn phương pháp định giá đối với các khoản đầu tư vào doanh nghiệp chưa niêm yết, doanh nghiệp bị sàn giao dịch hủy niêm yết phù hợp với thị trường; hướng dẫn trình tự, thủ tục tìm kiếm, lựa chọn nhà đầu tư chiến lược.