Giới chuyên gia nhìn nhận, sau những biến động mạnh của nền kinh tế và thị trường tài chính, khẩu vị của nhà đầu tư đã thay đổi rõ rệt. Theo đó, dòng vốn đã dịch chuyển sang các kênh đầu tư dài hạn mang lại lợi nhuận bền vững như bất động sản, đặc biệt là dòng bất động sản cao cấp.
World Bank: BĐS Việt Nam vẫn còn yếu thế sau thời kỳ bong bóng
- Cập nhật : 15/12/2015
(Bat dong san)
Trong báo cáo " Nhà ở giá hợp lý ở Việt Nam - Con đường phía trước", Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng vỡ bong bóng nhà đất giúp đưa giá thị trường về mức hợp lý hơn, sau tình trạng đầu cơ tràn lan, giá cả bất động sản giảm xuống sau đợt suy thoái thị trường.
Kể từ cuối năm 1990, nhà nước công nhận về giá cả thị trường của đất đai và nhà ở đã dẫn tới tính siêu lợi nhuận của thị trường bất động sản, thu hút một số lượng lớn vốn đầu tư. Từ năm 2007 đến 2008, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực bất động sản đã tăng từ 35% trên tổng số 20 tỷ USD vốn FDI đăng ký trong năm 2007 lên 54% trên tổng số 64 tỷ USD vốn FDI trong năm 200812.
Dòng chảy vào đáng kể này và tình trạng đầu tư quá nhiều góp phần vào sự tăng trưởng tín dụng không thể kiểm soát, giá cả tăng cao và sau đó bong bóng bất động sản dẫn tới một số lượng lớn nợ xấu, chủ yếu do chủ đầu tư mất khả năng trả nợ, và tình trạng dư thừa quá nhiều hàng hóa bất động sản chưa bán được hoặc chưa xây dựng xong. Sự phát triển bùng nổ và tình trạng phá sản gây thiệt hại đối với cả sự ổn định tài chính và nền kinh tế.
Tuy nhiên, theo WB việc vỡ bong bóng nhà đất giúp đưa giá thị trường về mức hợp lý hơn. Sau tình trạng đầu cơ tràn lan, giá cả bất động sản giảm xuống sau đợt suy thoái thị trường. Giá nhà giảm nhiều nhất cho đến năm 2013 là ở các phân khúc cao và trung cấp. Đồng thời, bong bóng bất động sản đã dịch chuyển từ thị trường cao cấp mang tính đầu cơ sang lĩnh vực nhà ở giá hợp lý và thiếu nguồn cung, nơi mà vẫn còn nhu cầu thực từ nhưng người mua nhà lần đầu.
Tuy nhiên, theo đánh giá của WB thị trường nhà ở thương mại vẫn còn yếu thế trước các cú sốc bên ngoài và bong bóng đầu cơ. Sự bùng nổ nguồn cung của những năm đầu 2010, những hậu quả tồn đọng của nó, và sự tăng trở lại của các sản phẩm nhà ở đang dẫn đến tình trạng vay quá mức khác. Lĩnh vực nhà ở vẫn còn phải hấp thụ khoảng 25.000 căn hộ của thời kỳ tiền bong bóng. Khi lượng tồn kho chưa được hấp thụ hết thì thị trường lại đón nhận thêm 65.000 căn hộ giá hợp lý dự kiến sẽ được tung ra thị trường trong vòng 2 năm tới.
Thị trường có dấu hiệu nóng lên thời hậu bong bóng bất động sản dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp cũ và doanh nghiệp mới gia nhập. Sự cạnh tranh đó là tín hiệu tốt cho lựa chọn của người tiêu dùng và sự phát triển của thị trường nếu như được định hướng đúng đắn để đáp ứng nhu cầu thực thế, nếu không sẽ xuất hiện một rủi ro về một bong bóng bất động sản trong tương lai.