Gần 6 tháng đầu năm 2016, thị trường nhà ở tại TP.HCM có dấu hiệu chững lại, nhưng theo dự báo của giới chuyên môn, sẽ xuất hiện những tín hiệu tích cực vào những tháng còn lại trong năm.
TPHCM: Những "cuộc chiến" cuối cùng bên … Bến Vân Đồn
- Cập nhật : 08/07/2016
(Kinh te)
Bến Vân Đồn - con đường dài 2.665m chạy dọc sông Bến Nghé, đối diện trung tâm Q.1 - đang diễn ra những “trận chiến” quyết liệt để giành những quỹ đất cuối cùng giữa loạt chủ đầu tư tên tuổi.
Từ rất sớm, khi Q.4 vẫn như một ốc đảo và dọc tuyến Bến Vân Đồn vẫn còn là những khu ổ chuột, một số chủ đầu tư có tiếng trong ngành bất động sản (BĐS) đã rất tinh mắt và đánh hơi được tiềm năng lớn của dải đất này, tuy vậy, không phải ai cũng thành công trong việc phát triển dự án. Thời điểm này, những “ông lớn” đang tranh nhau những quỹ đất cuối cùng trên Bến Vân Đồn có thể kể đến là Novaland, TNR Holdings, Phát Đạt…
Novaland “làm chủ” gần như tuyến đường Bến Vân Đồn, Q.4 với loạt dự án Icon 56, The Tresor, RiverGate, Galaxy 9
Chứng kiến giá đất tăng nhanh, chủ đầu tư lớn tập trung, giá trị của Bến Vân Đồn đã nhiều lần được giới đầu tư mổ xẻ.
Thứ nhất, sau quy hoạch chỉnh trang, Bến Vân Đồn giờ là cung đường huyết mạch với làn đường rộng 25m và dài 2.665m, có một bên là công viên nhỏ chạy dọc sông Bến Nghé, từ điểm đầu là Bến Nhà Rồng đến điểm cuối là cầu Nguyễn Văn Cừ. Bến Vân Đồn nối với Q.1 bằng những cây cầu như Calmette, Khánh Hội, Nguyễn Văn Cừ, Ông Lãnh và một số cây cầu tương lai như cầu Long Kiếng, Trần Đình Xu và Nguyễn Khoái. Xa hơn một chút còn có cầu Thủ Thiêm 3 nối Quận 4 với Quận 2 theo đường Tôn Đản.
Thứ hai, cùng kết nối với Q.1 nhưng thời điểm gần đây, giới đầu tư bắt đầu kháo nhau về sự lệch giá đáng kể giữa các dự án tại khu vực này. Đang được cho là “đắc địa” hơn, có tiềm năng “tăng giá” tốt hơn là các cụm dự án đối “trực diện” phố tài chính Q.1, ngả về phía cầu Mống và cầu Khánh Hội.
“Giá trị khác nhau chứ, một đằng sẽ phải dùng xe, một đằng chỉ cần đi bộ qua cầu Mống là vào ngay trung tâm tài chính – thương mại. Nếu là người đi mua nhà hay thuê nhà thì bạn chọn chỗ nào?” – một nhà đầu tư phân tích. Một điểm cộng khác thu hút dân tài chính đến khu vực sát Bến Nhà Rồng là không gian yên tĩnh, dân trí cao, có “view” đẹp hơn hẳn nhờ nhìn thẳng ra trung tâm Q.1, trung tâm Thủ Thiêm, sông Sài Gòn, … Trên thực tế, các dự án có đầy đủ các giá trị này đều đang rất hút khách.
Nhìn trên thị trường, không khó để nhận ra chủ nhân đang “chiếm cứ” những vị trí đẹp nhất của Bến Vân Đồn chính là Novaland. Đi về phía cầu Ông Lãnh, kết nối ra đại lộ Võ Văn Kiệt, Novaland có khu căn hộ Galaxy 9 (dự án đã hoàn thành và đi vào sử dụng); và Khu phức hợp RiverGate nằm ngay chân cầu Ông Lãnh (151 – 155 Bến Vân Đồn, dự án đang thi công phần thân). Đặc biệt, về phía cầu Khánh Hội và Cảng Nhà Rồng, Novaland đang sở hữu đến 3 dự án: Khu căn hộ Icon 56 (56 Bến Vân Đồn), Khu phức hợp The Tresor (39 Bến Vân Đồn) và mới nhất là Khu phức hợp Sài Gòn Royal (34 – 35 Bến Vân Đồn).
“Sau Sài Gòn Royal, coi như Bến Vân Đồn hết đất đẹp”, vẫn nhà đầu tư trên chia sẻ, “dự án này không chỉ có tầm nhìn đẹp nhất trong các dự án của Novaland dọc tuyến Bến Vân Đồn, mà còn là đẹp nhất so với tất cả các dự án khác trong khu vực này”. Thuộc quy hoạch khu trung tâm TP.HCM 930ha, Sài Gòn Royal nằm ngay góc đường Bến Vân Đồn và Nguyễn Trường Tộ, dưới chân cầu Mống.
Từ Sài Gòn Royal, chỉ mất 1 phút đi bộ là đến “phố Wall” Nguyễn Công Trứ, phố đi bộ Nguyễn Huệ, các nhà hàng, trung tâm mua sắm giữa Q.1; và khoảng 5 phút đi xe để đến đại lộ Võ Văn Kiệt, chợ Bến Thành và các quận lân cận. Nằm ở vị trí không còn bị cản trở tầm nhìn bởi các tòa nhà cao tầng khác (kể cả trong tương lai), các căn hộ tại Sài Gòn Royal đều có tầm nhìn “ôm trọn” trung tâm thành phố, toàn cảnh sông Bến Nghé và sông Sài Gòn và khu đô thị Thủ Thiêm hiện đại đang dần hình thành trong tương lai rất gần.