tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Thị trường BĐS TP.HCM: Khởi sắc

  • Cập nhật : 14/09/2015

(Bat dong san)

Cùng với sự chững lại của nhiều lĩnh vực trong giai đoạn khó khăn này, thị trường bất động sản (BĐS) cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, trong tương lai, sự hồi phục mạnh của thị trường là có cơ sở, đặc biệt là tại thị trường lớn nhất nước – TP. Hồ Chí Minh.

 

cac du an bds ngay cang duoc quy hoach phu hop

Các dự án BĐS ngày càng được quy hoạch phù hợp

 

Cùng với sự chững lại của nhiều lĩnh vực trong giai đoạn khó khăn này, thị trường bất động sản (BĐS) cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, trong tương lai, sự hồi phục mạnh của thị trường là có cơ sở, đặc biệt là tại thị trường lớn nhất nước – TP. Hồ Chí Minh.

Những con số tích cực

Trong báo cáo tổng kết chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 của Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh mới đây, thị trường BĐS của thành phố được đánh giá là đang trên đà hồi phục tích cực, giúp cho sản phẩm BĐS tồn kho – vốn là nỗi lo trước đó – tiếp tục giảm đáng kể.

Dự kiến năm nay, lĩnh vực BĐS đạt tốc độ tăng trưởng 8%, chiếm tỷ trọng 5,5% trong ngành dịch vụ và tác động tích cực đến các thị trường khác như tài chính, lao động, vật liệu xây dựng, đặc biệt là thu ngân sách.

Trên tổng thể cả nước, cũng trong lĩnh vực kinh doanh BĐS, tám tháng đầu năm 2015, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 80,2%, trong khi doanh nghiệp phải giải thể giảm 26,5%, số gặp khó khăn tạm ngưng hoạt động là 390, giảm 21,4% so với cùng kỳ năm 2014.

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào lĩnh vực BĐS vẫn được duy trì ở mức khá.

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 8 tháng đầu năm 2015, có 18 dự án được đăng ký mới, 7 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,82 tỷ USD, chiếm 13,7% tổng vốn đầu tư.

Các nhà đầu tư nước ngoài đang có kế hoạch bài bản để đầu tư lâu dài vào thị trường BĐS nước ta, nhằm đón đầu những cơ hội mới, nhất là khi thị trường BĐS đã có những chuyển mình tích cực, cả về sự cải thiện chính sách lẫn khả năng hấp thụ sản phẩm địa ốc.

Theo đà hồi phục của thị trường, số lượng căn hộ giao dịch thành công trên cả nước cũng tăng dần.

Con số thống kê của Cục Quản lý Nhà và thị trường BĐS thuộc Bộ Xây dựng cho thấy, trong tháng 8 vừa qua, tại Hà Nội có khoảng 1.900 giao dịch thành công, tăng 5% so với tháng trước và tăng gấp gần hai lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Còn tại TP. Hồ Chí Minh, cũng trong tháng 8 này có khoảng 1.800 giao dịch thành công, tăng 6% so với tháng trước và tăng gần hai lần so với cùng kỳ năm 2014.

Số lượng giao dịch thành công vẫn tăng lên cho thấy thị trường đang ở chu kỳ tăng trưởng ổn định. Không chỉ hồi phục ở phân khúc căn hộ, những tháng gần đây phân khúc đất nền, biệt thự, nhà liền kề cũng tăng trưởng tốt hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

Lượng giao dịch thành công tập trung ở các dự án có vị trí thuận lợi, dân cư hiện hữu, có kết nối giao thông và hạ tầng kỹ thuật tốt…

Hiệp hội BĐS Việt Nam mới đây cũng đưa ra số liệu cho thấy, dòng tiền đang đổ mạnh vào lĩnh vực BĐS .

Số dư nợ tín dụng BĐS hiện đã vào khoảng 360 ngàn tỷ đồng, gấp đôi con số khi thị trường bắt đầu khủng hoảng (năm 2009) và vượt cả mức 310 ngàn tỷ đồng tại thời điểm thị trường BĐS đạt đỉnh.

Tuy nhiên, điểm khác biệt so với giai đoạn “sốt đất” là tín dụng BĐS thời gian qua chủ yếu đổ vào việc xây dựng hoàn thiện các khu xây dựng nhà ở bán và cho thuê, đáp ứng nhu cầu nhà ở của người mua chứ không phải đầu tư vào kinh doanh BĐS .

Việc tín dụng BĐS tăng, vì vậy, đã góp phần không nhỏ trong việc giải phóng hàng tồn kho trong lĩnh vực xây dựng, sắt thép, xi măng… thúc đẩy các lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, tạo thêm công ăn việc làm.

Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng tín dụng thời gian qua đều dưới 17%/năm, thua xa mức 37,8% mức tăng trưởng tín dụng năm 2007 là năm mà “bong bóng” BĐS ở mức cao nhất.

Giao dịch bất động sản hiện đang diễn ra bình thường, chưa xuất hiện hiện tượng đầu cơ, mua bán sang tay nhanh, tạo giá ảo trên thị trường.

Mở ra cơ hội đầu tư

Những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thị trường là có, nhưng bên cạnh đó không phải là không có những vấn đề đáng lo ngại. Một trong những vấn đề nổi cộm chính là nỗi lo dư thừa nguồn cung.

Đông đảo khách hàng đến tham quan, tìm hiểu dự án mới của Novaland Theo thống kê của Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS thuộc Bộ Xây dựng, tính đến cuối tháng 8 vừa qua, tổng giá trị tồn kho BĐS còn hơn 60 ngàn tỷ đồng. So với một tháng trước, con số này gần như không đổi. Trong khi đó, nhiều dự án mới vẫn tiếp tục được mở bán, đặc biệt ở phân khúc trung và cao cấp.

Điều này sẽ khiến cho tồn kho bất động sản khó thể giảm thêm trong thời gian tới, bởi tốc độ hấp thụ của thị trường không theo kịp tốc độ sản phẩm địa ốc tăng thêm từ các dự án mới.

Đặc biệt khi nguồn cung lớn nhưng chưa thật sự phù hợp với nhu cầu hiện tại, những căn hộ thương mại giá rẻ vừa túi tiền cư dân đô thị chưa có nhà ở có tỷ lệ thấp so với những sản phẩm trung, cao cấp.

Tất nhiên, các doanh nghiệp không tung sản phẩm nếu không điều nghiên thị trường kỹ càng, mà tung sản phẩm dựa theo báo cáo thị trường được đưa ra bởi các công ty chuyên nghiên cứu thị trường BĐS, rằng thanh khoản của thị trường đã và sẽ còn tăng do niềm tin người tiêu dùng ngày càng cải thiện.

Mức giá các sản phẩm BĐS tại nhiều dự án cũng được đánh giá là hợp lý để ở cũng như đầu tư.

Không những thế, người mua nhà hiện tại khá dễ dàng trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Các sản phẩm BĐS ngày càng đa dạng về diện tích, giá bán, tiến độ xây dựng được đảm bảo.

Thêm vào đó, mặt bằng lãi suất trung bình hiện tại so với giai đoạn “sốt đất” cũng thấp hơn nhiều. Môi trường lãi suất thấp và ổn định là một trong những điều kiện tốt để cho thị trường BĐS phát triển.

Khi thị trường bước vào chu kỳ mới, chủ đầu tư cũng đã cân nhắc kỹ trong việc thiết kế sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu ở thật, tương xứng với số tiền mà người mua phải bỏ ra. Những sản phẩm như vậy hy vọng sẽ giúp giảm nguy cơ tồn kho mà giai đoạn trước đây từng mắc phải.

Cũng phải kể thêm rằng, BĐS luôn là kênh đầu tư yêu thích của người dân từ trước đến nay. Các nhà đầu tư có tiền nhàn rỗi sẽ quan tâm tới bất động sản nhiều hơn, giúp họ bảo toàn tài sản trong bối cảnh thị trường tài chính – tiền tệ còn nhiều biến động.

Nếu việc bảo toàn vốn này còn đi kèm với cơ hội đem lại lợi nhuận từ việc cho thuê, thì BĐS đầu tư ấy càng được ưa thích. BĐS nước ta hiện được đánh giá là tương đối hấp dẫn do giá thấp hơn và tỷ lệ sinh lời cũng cao hơn so với các thị trường trong khu vực.

Xu hướng đầu tư BĐS ngắn hạn đã trở lại, nhất là ở phân khúc căn hộ chung cư có thanh khoản cao, BĐS nghỉ dưỡng… có biên độ lợi nhuận khá so với những kênh đầu tư khác.

(Theo CafeF)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục