Chuẩn bị bước vào tháng 7 mưa Ngâu, giao dịch bất động sản có dấu hiệu tăng tốc, điểm đáng lưu ý ở phân khúc căn hộ cao cấp.
Thị trường bất động sản: Thanh khoản tăng kỷ lục
- Cập nhật : 19/01/2016
(Bat dong san)
Dòng tiền từ người mua nhà, các nhà đầu tư, ngân hàng tiếp tục ‘đốt nóng’ thị trường bất động sản TP.HCM.
Tại Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2015 của Hiệp hội BĐS TPHCM (HoREA) vào chiều hôm qua, ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch HoREA, cho biết trong năm 2015, tại thị trường Tp.HCM có trên 26.000 giao dịch, tăng 1 lần rưỡi so với năm 2014.
Trong đó, phân khúc nhà ở thương mại có quy mô vừa và nhỏ (căn hộ 1 - 2 phòng ngủ) có giá bán trên dưới 1 tỷ đồng/căn hộ được phát triển tại tất cả các quận, huyện vẫn là phân khúc phát triển bền vững - trụ cột của thị trường, bởi sản phẩm đáp ứng nhu cầu thật, mua để ở của đông đảo người dân, nhưng hiện nay vẫn trong tình trạng cung không đủ cầu.
Đánh giá về tăng trưởng của thanh khoản của thị trường, theo nhận định của HoREA, nhiều yếu tố tác động đến. Trong đó, hoạt động điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng đã góp phần thúc đẩy thị trường. Thời gian qua, nhiều ngân hàng thương mại đã hợp tác chặt chẽ với các DN BĐS cung ứng nguồn vốn đầu tư cho DN và hỗ trợ người mua nhà, tạo niềm tin cho thị trường.
Tín dụng “rót” cho toàn ngành BĐS tăng khoảng 18%, cao hơn năm 2014. Riêng tại Tp.HCM, năm 2015, tín dụng BĐS đạt khoảng 140.000 tỷ đồng, chiếm 12,3% tổng dư nợ.
Một điều có thể thấy là, sau khi “mở cửa” lại với BĐS, các ngân hàng đều có các chương trình cung cấp vốn cho thị trường. Hạn mức cho người mua nhà vay lên tới 80% giá trị căn hộ, có ngân hàng công bố sẵn sàng cho vay đến 100% giá trị và thời gian vay đến 25 năm. Hình thức thanh toán tiền vay cũng linh động, từ hàng tháng, hàng quý hoặc một năm, tùy ngân hàng, đối tượng khách hàng mà chính sách thanh toán áp dụng khác nhau.
Bên cạnh đó, nguồn tiền “đổ” vào tạo động lực cho thị trường còn có sự góp phần của kiều hối. Trong năm 2015, kiều hối chuyển về Tp.HCM đạt 5,5 tỷ USD bằng 38,69% cả nước, trong đó tỷ lệ kiều hối đầu tư vào lĩnh vực BĐS chiếm khoảng 21,6%.
Tiếp đó, nguồn vốn FDI cũng là kênh hỗ trợ lực cho thị trường tăng trưởng, có khoảng 1,3 tỷ USD vốn FDI đã đàu tư vào lĩnh vực BĐS thành phố. Thêm một kênh nữa là mở rộng đối tượng người mua nhà, qua 6 tháng thực hiện Luật Nhà ở 2014, đã có khoảng 1.000 người nước ngoài đặt chỗ mua nhà, tập trung vào các dự án BĐS cao cấp triển khai trên địa bàn thành phố.
Thanh khoản được cải thiện vì vậy đã tác động đến giá BĐS. Ở năm vừa qua, giá BĐS đã tăng trung bình từ 5 - 6% so với năm 2014, song cũng có một số dự án, có vị trí tốt, giá đã tăng từ 10% - 15%. Xét về tỷ lệ tăng giá của từng dòng sản phẩm, căn hộ bình dân có mức tăng giá thấp nhất chỉ khoảng 2%, căn hộ trung bình có mức tăng giá khoảng 5%, giá căn hộ trung bình khá có mức tăng khoảng 5-8%, căn hộ cao cấp có mức tăng giá cao nhất từ 5-15%.
Với niềm tin vào thị trường hồi phục, DN cải thiện nguồn sản phẩm, nhờ vậy, lượng hàng tồn kho trên thị trường thành phố đã giảm 76,5% so với cuối năm 2012. HoREA cho biết, hiệp hội thống kê của 36 dự án ở năm 2012 có 14.490 căn hộ tồn, tính đến hết năm 2015, các dự án này đã bán được 11.088 căn, số lượng tồn kho còn 3.402 căn.