tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Sớm công bố “vùng cấm” cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam

  • Cập nhật : 12/08/2015

(Bat dong san)

Đó là một trong những nội dung quan trọng mà Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA) đưa ra trong văn bản kiến nghị về Nghị đị hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở vừa có hiệu lực thi hành.

Tóm tắt

- Hiệp hội đề nghị Chính phủ, các bộ ngành xem xét thấu đáo để tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương, nhất là các đô thị tập trung đông người nước ngoài như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Kiên Giang…

- HoREA còn đề nghị cho Việt kiều được miễn thị thực visa khi nhập cảnh vào Việt Nam để thực hiện đầy đủ quan điểm đường lối của Đảng coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận của dân tộc.

Xác định danh mục “cấm” rõ ràng

Theo đó, hiện nay cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có khoảng 4,5 triệu người, trong đó có hơn 2 triệu người cư ngụ tại Hoa Kỳ. Đây sẽ là một nguồn lực rất lớn cho thị trường BĐS Việt Nam trong thời gian tới, khi mà các quy định của Luật Nhà ở cho phép người nước ngoài được sở hữu nhà dài hạn tại Việt Nam có hiệu lực thi hành.

Tuy nhiên, về quy định người nước ngoài được sở hữu không quá 30% căn hộ trong 1 tòa nhà chung cư, không quá 250 căn nhà trong 1 đơn vị hành chính tương đương cấp phường, trường hợp trong 1 đơn vị phường có nhiều tòa nhà chung cư thì tỷ lệ người nước ngoài được mua sẽ do Chính phủ quy định.

Hiệp hội đề nghị Chính phủ, các bộ ngành xem xét thấu đáo để tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương, nhất là các đô thị tập trung đông người nước ngoài như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Kiên Giang…và những phường đang có đông người nước ngoài cư trú như phường Tân Phong, quận 7 (có khu đô thị Phú Mỹ Hưng và nhiều dự án khác), phường Thảo Điền, quận 2, Tp Hồ Chí Minh…

Ngoài ra, HoREA cũng đề nghị Chính phủ công bố khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh mà người nước ngoài không được mua và sở hữu nhà ở; Chính phủ có thể ủy quyền cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an công bố danh mục các khu vực này và không nên quy định thêm quy trình các Bộ này "Có văn bản thông báo cho Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo Sở Xây dựng xác định cụ thể từng dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn không cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở" như tại khoản 2 điều 75 dự thảo Nghị định vì có thể làm gia tăng thủ tục hành chính không cần thiết.

Kéo dài thời hạn cấp visa

Trong các văn bản kiến nghị của mình mới đây, HoREA còn góp ý các cơ quan có thẩm quyền xem xét và “tháo khoán” một số quy định chưa phù hợp với thông lệ quốc tế hiện nay, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam một cách nhanh chóng.

Thứ nhất, về xác định nguồn gốc người Việt của Việt kiều, Hiệp hội đề nghị trong trường hợp Việt kiều không có khai sinh hoặc giấy tờ tùy thân khác để chứng minh nguồn gốc người Việt, thì đề nghị sử dụng thông tin trên giấy căn cước (ID), passport về nguồn gốc dân tộc, hoặc nơi sinh của Việt kiều do nước sở tại cấp để xác định nguồn gốc người Việt.

Giấy chứng nhận nguồn gốc người Việt phải do cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp cho Việt kiều có giá trị vĩnh viễn (hện nay chỉ có giá trị trong 05 năm là không phù hợp)…

HoREA còn đề nghị cho Việt kiều được miễn thị thực visa khi nhập cảnh vào Việt Nam để thực hiện đầy đủ quan điểm đường lối của Đảng coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận của dân tộc. Để tạo điều kiện cho cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam, Hiệp hội đề nghị Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Xây dựng thống nhất cấp visa với thời hạn dài, có thể khoảng từ 1 - 3 năm, được xuất nhập cảnh nhiều lần, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Thứ hai, về quy định "Trường hợp bán hoặc tặng cho nhà ở cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì bên mua, bên nhận tặng cho chỉ được sở hữu nhà trong thời hạn còn lại..." (khoản (4.b) điều 7 dự thảo Nghị định của Chính phủ), HoREA đề nghị sửa đổi để cho phép bên mua, bên nhận tặng cho cũng được sở hữu nhà trong thời hạn tối đa 50 năm như khi mua nhà lần đầu. Điều này sẽ tương đồng với trường hợp người Việt mua lại nhà ở của người nước ngoài thì lại được đổi sổ đỏ, được công nhận sở hữu ổn định lâu dài theo khoản (4.a) cũng thuộc điều 7 của dự thảo Nghị định.

Thứ ba, về chuyển khoản tiền mua nhà ở, về vay tín dụng để mua nhà ở, về việc chuyển tiền sau khi bán nhà ra nước ngoài. Theo HoREA, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng cần thống nhất hướng dẫn tổ chức, cá nhân nước ngoài về việc chuyển khoản tiền mua nhà ở từ ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam để mua nhà, hoặc thủ tục vay của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam để mua nhà ở; và thủ tục chuyển tiền sau khi bán nhà  ra nước ngoài.

(Theo CafeF)

Trở về

Bài cùng chuyên mục