Người ta thường nói dễ hơn làm, quả đúng vậy. Người ta khuyên bạn hãy cố gắng để làm ra tiền, rồi sau đó người ta cũng lại đưa ra những lời triết lý về giá trị thực của đồng tiền. Ở Phú Quốc, thời điểm này có rất nhiều người bị “chất” nó “vật”. Và bất cứ lời nói lý thuyết nào cũng trở thành ngớ ngẩn, không đáng tin cậy.
Ký kết bảo lãnh ngân hàng: Bắt đầu “rối đội hình”
- Cập nhật : 20/08/2015
(Tin kinh te)
Doanh nghiệp BĐS vẫn đang “ngóng” các quy định hướng dẫn thực hiện điều khoản về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng cho nhà ở hình thành trong tương lai, mặc dù Luật Kinh doanh BĐS đã có hiệu lực thi hành gần 2 tháng.
Tóm tắt
Nói về việc này, ông Nguyễn Nam Hiền, Tổng Giám đốc công ty Hưng Thịnh, lại cho rằng trên thực tế doanh nghiệp thực hiện là tuân thủ theo đúng Luật quy định. Bởi vì, một khi quy định đưa ra trong Luật như thế, dù chưa có hiệu lực thi hành thì buộc các doanh nghiệp phải tiếp xúc với khách hàng trước để có một sự thỏa thuận.
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố danh sách 33 ngân hàng có đủ điều kiện bảo lãnh cho chủ đầu tư dự án bất động sản để bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai tại thời điểm 12/8, trong đó có nhiều ngân hàng vắng mặt do không hội đủ các yếu tố về năng lực để bảo lãnh đang làm cho các doanh nghiệp BĐS hoang mang.
“Chúng tôi ký hợp tác bảo lãnh với các ngân hàng trước khi Luật này có hiệu lực và cứ tiếp tục chờ đợi những thông tin hướng dẫn thi hành. Việc Ngân hàng Nhà nước đưa ra danh sách như mới đây làm chúng tôi thêm rối vì đã lỡ ký rồi. Có người thì bảo rằng chúng tôi “cầm đèn chạy trước ô tô”, có người còn bảo rằng quá vội”, lãnh đạo của một doanh nghiệp BĐS cho biết.
Trên thực tế, thời gian qua có một số dự án bất động sản tại khu vực TPHCM đã được nhiều Ngân hàng không đủ điều kiện kí cam kết bảo lãnh. Theo đó, các ngân hàng Sacombank, SouthernBank, Eximbank, Nam A Bank, VIB, Ngân hàng Xây Dựng, OceanBank, GP Bank, OCB, Đông Á… không có tên trong danh sách được phép bảo lãnh cho chủ đầu tư dự án bất động sản để bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Tuy nhiên, trên thực tế Eximbank đã ký kết bảo lãnh cho người mua nhà tại các dự án của Công ty Cổ phần kinh doanh nhà Khang Điền. Sacombank cam kết bảo lãnh nhà ở dự án căn hộ cao cấp Him Lam Chợ Lớn, quận 6, của Công ty Him Lam. Ngân hàng này cũng đã ký cam kết bảo lãnh một số dự án của công ty Hưng Thịnh. OCB cũng kí bảo lãnh cho dự án Jamona City quận 7 của Sacomreal. Ngân hàng Đông Á cam kết bảo lãnh cho người mua nhà dự án The EverRich 2 và The EverRich 3 của Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt...
Đối với hai dự án của địa ốc Phát Đạt lại nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng nhiều nhất, do bởi ngân hàng Đông Á vừa bị liệt vô hạng phải thực hiện kiểm soát đặc biệt theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước. Theo lý giải của phía ngân hàng Đông Á, những khách hàng lâu nay và có dư nợ với Đông Á mới được ngân hàng ký bảo lãnh. Hiện Đông Á đang làm văn bản xây dựng các quy trình để báo cáo Ngân hàng Nhà nước cho phép tiếp tục triển khai.
Nói về việc này, ông Nguyễn Nam Hiền, Tổng Giám đốc công ty Hưng Thịnh Land, lại cho rằng trên thực tế doanh nghiệp thực hiện là tuân thủ theo đúng Luật quy định. Bởi vì, một khi quy định đưa ra trong Luật như thế, dù chưa có hiệu lực thi hành thì buộc các doanh nghiệp phải tiếp xúc với khách hàng trước để có một sự thỏa thuận. Đến khi Luật có hiệu lực thi hành và các văn bản hướng dẫn dưới Luật thì các bên mới đi đến cụ thể hóa từng nội dung thực hiện bảo lãnh.
“Danh sách mới công bố không có tên một số ngân hàng cũng không tác động gì lớn đến doanh nghiệp hay hoạt động kinh doanh vì nếu ngân hàng này không đủ năng lực thì chúng tôi sẽ ký kết với một ngân hàng khác tốt hơn. Đây là chuyện rất bình thường! Doanh nghiệp cũng phải ở thế chủ động khi tìm hiểu các ngân hàng như thế nào mới đặt bút ký cam kết”, ông Hiền nói.
Theo ông Hiền, doanh nghiệp và ngân hàng chỉ mới ký hợp đồng nguyên tắc, thể hiện rằng phía ngân hàng sẽ thực hiện cam kết tài trợ và bảo lãnh cho các dự án BĐS. Trên nguyên tắc hoạt động kinh doanh, một khi có sự thay đổi gì về mặt chính sách thì các bên phải chủ động tiếp xúc, tạo sự thống nhất, các điều kiện để tìm hiểu để đôi bên có những thỏa thuận trước.
“Vấn đề thứ hài, các doanh nghiệp không có trong danh sách chưa chắc họ không dủ năng lực thực sự mà cần thêm thời gian bổ sung hồ sơ cho đợt 2 sắp tới.”, ông Hiền nói thêm.