Dọc đại lộ Thăng Long, khu vực Hòa Lạc (Hà Nội) những tấm biển “môi giới nhà đất” mọc lên như nấm. Theo lời của nhiều “cò đất”, hàng loạt “ông lớn” sẽ đầu tư dự án tại đây, sau này người mua có thể thu được “một vốn bốn lời”,...(?).
Doanh nghiệp nước ngoài có được mua và cho thuê nhà tại Việt Nam?
- Cập nhật : 18/12/2017
Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, ông Phạm Khánh Duy (TP. Hồ Chí Minh) đề nghị cơ quan chức năng giải đáp một số quy định về việc mua nhà ở, văn phòng làm việc và quyền cho thuê nhà của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
Ông Phạm Khánh Duy làm việc tại công ty 100% vốn nước ngoài. Chủ công ty của ông Duy hiện có 2 công ty hoạt động tại Việt Nam. Công ty A chuyên về kế toán – kiểm toán, công ty B chuyên về tư vấn đầu tư tài chính. Trong giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty A không có ngành nghề kinh doanh bất động sản. Trong giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty B có ngành nghề kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê – mã số ngành cấp 3 là 681. Cả 2 công ty có 100% vốn nước ngoài.
Người chủ công ty của ông Duy đang muốn một trong hai công ty của mình đứng tên mua 1 tòa nhà văn phòng, hoặc mua 1 nhà ở với mục đích làm trụ sở của công ty, nếu không sử dụng hết thì cho thuê phần diện tích chưa sử dụng.
Ông Duy hỏi, công ty A hoặc công ty B có được phép mua nhà ở (công năng của công trình trên đất là nhà ở, hoặc công năng của công trình trên đất là nhà văn phòng) thuộc sở hữu cá nhân người Việt Nam hoặc cá nhân nước ngoài, tổ chức trong nước hoặc tổ chức nước ngoài để làm trụ sở, văn phòng làm việc hay không? Nếu được phép mua nhà ở, thì có được phép chuyển đổi công năng thành văn phòng không? Sau khi đã có quyền sở hữu thì có được phép cho thuê một phần hoặc toàn bộ diện tích căn nhà hay không?
Sau một thời gian sở hữu, sử dụng, nếu công ty A hoặc công ty B muốn bán tòa nhà để thu hồi lại vốn thì có được phép bán hay không?
Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:
Về việc mua, sở hữu và cho thuê nhà ở, đề nghị thực hiện theo nội dung tại Chương IX Luật Nhà ở quy định về quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Theo quy định tại Điều 159 Luật Nhà ở, tổ chức nước ngoài (bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 160 Luật Nhà ở thì được mua nhà ở thương mại trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Theo quy định tại Điều 162 Luật Nhà ở thì chủ sở hữu là tổ chức nước ngoài chỉ được sử dụng nhà ở để bố trí cho những người đang làm việc tại tổ chức đó, không được dùng nhà ở để cho thuê, làm văn phòng hoặc sử dụng vào mục đích khác.
Theo Khoản 4, Điều 7 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở, trường hợp trước khi hết hạn sở hữu nhà ở mà tổ chức nước ngoài bán nhà ở thì người mua nhà ở nếu là tổ chức nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam chỉ được sở hữu nhà ở trong thời hạn còn lại.
Về các nội dung liên quan đến mua, sở hữu và cho thuê bất động sản không phải là nhà ở, đề nghị thực hiện theo Điều 14 Luật Kinh doanh bất động sản quy định về đối tượng được mua, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.
Theo đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được mua nhà, công trình xây dựng để sử dụng làm văn phòng làm việc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo đúng công năng sử dụng của nhà, công trình xây dựng đó.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh bất động sản dưới các hình thức được quy định tại Khoản 3, Điều 11 Luật Kinh doanh bất động sản.
Luật Kinh doanh bất động sản hiện hành không quy định về việc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh bất động sản dưới hình thức mua nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê.
Theo Chinhphu.vn