tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Doanh nghiệp BĐS Việt “khuấy động” vốn FDI

  • Cập nhật : 14/08/2015

(Bat dong san)

Theo đánh giá của CBRE Việt Nam, 95% nguồn vốn đầu tư trên thị trường BĐS hiện nay đều thuộc về các doanh nghiệp trong nước, từ 3-5% còn lại là từ vốn bên ngoài. Hiện nay, các nhà đầu tư BĐS Việt Nam đang bắt đầu một cuộc đua mới “săn” tìm vốn ngoại để tăng năng lực cạnh tranh.

Tóm tắt

- Xu hướng M&A được dự báo tiếp tục sôi động trong thời gian tới nhờ vào xu hướng thị trường cải thiện về thanh khoản và các chính sách đổi mới về thị trường BĐS mở rộng thêm đối tượng được mua nhà.

- Trước đây, các nhà đầu tư BĐS trong nước chỉ có lựa chọn duy nhất là vay vốn từ các nguồn trong nước. Hiện nay, họ có lựa chọn khác là huy động vốn từ nước ngoài. Ngày càng nhiều công ty bắt đầu xem xét khả năng bán trái phiếu chuyển đổi ra nước ngoài, hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp ngoại phát triển dự án…

Cú lội ngược dòng

Nhận định xu hướng đầu tư này, TS. Vũ Anh Dũng, Chủ tịch Hội đồng thương vụ và nhà tư vấn M&A tiêu biểu cho biết: “Điều này phản ánh sự chuyển động của thị trường, đặc biệt là trong bất động sản với nhiều cuộc lội ngược dòng, tức là DN chủ động tiếp thị để tìm kiếm nguồn vốn mới. Hầu hết các thương vụ đầu tư diễn ra chủ động và mang tính chiến lược cao hơn trong tư duy của các nhà đầu tư và DN”.

Như đánh giá của các chuyên gia, hoạt động M&A sôi động trong thời gian qua là bởi một số doanh nghiệp chọn hình thức bán lại dự án đang lâm vào cảnh khó khăn để thoát ra khỏi thị trường. Xu hướng M&A được dự báo tiếp tục sôi động trong thời gian tới nhờ vào xu hướng thị trường cải thiện về thanh khoản và các chính sách đổi mới về thị trường BĐS mở rộng thêm đối tượng được mua nhà.

Trong một cuộc trao đổi với chúng tôi mới đây, ông Marc Townsend, Tổng Giám đốc công ty CBRE Việt Nam cho rằng trước đây, các nhà đầu tư BĐS trong nước chỉ có lựa chọn duy nhất là vay vốn từ các nguồn trong nước. Hiện nay, họ có lựa chọn khác là huy động vốn từ nước ngoài. Ngày càng nhiều công ty bắt đầu xem xét khả năng bán trái phiếu chuyển đổi ra nước ngoài, hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp ngoại phát triển dự án…

“Các công ty BĐS Việt Nam ngày nay nhận ra rằng, họ cần phải có một tài khoản minh bạch để làm ăn và giao dịch tiền tệ với khách hàng nước ngoài. Nhiều công ty Việt Nam đã bắt đầu sử dụng ngân hàng nước ngoài, các nhà định giá và các nhà cung cấp dịch vụ tư vấn, quản lý nước ngoài để nâng cao tính chuyên nghiệp, canh tranh trên thị trường, đáng tin cậy và sẵn sàng cho bất cứ giao dịch nào có thể diễn ra trên thị trường”, ông Marc nói.

Đánh giá về điều trên, ông Nguyễn Vĩnh Trân, Giám đốc điều hành Quỹ Jen Capital, cho rằng đây là những con số thực chứng minh thị trường BĐS Việt Nam ngày càng hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, kết từ ngày 1/7/2015, Luật Nhà ở có hiệu lực cho phép người nước ngoài có quyền sở hữu đa dạng đối với BĐS cho nhiều mục đích khác nhau. Điều luật này áp dụng cho cả các cá nhân và tổ chức nước ngoài như quỹ đầu tư, ngân hàng và công ty…

Khơi thông dòng vốn ngoại

Chẳng hạn, ngay từ đầu năm 2015, công ty địa ốc Hoàng Quân đã khẳng định rằng để có được nguồn vốn đầu tư hàng loạt dự án nhà ở xã hội trong giai đoạn 5 năm tới, công ty này buộc phải tìm kiếm nguồn vốn từ các doanh nghiệp ngoại. Theo đó, Hoàng Quân đã và đang làm việc với 3 quỹ đầu tư nước ngoài và mới đây nhất, Quỹ đầu tư lớn nhất của Mỹ là GEM đã ký văn bản cam kết “rót” vào công ty này 20 triệu USD.

Tiết lộ riêng với phóng viên, một lãnh đạo của tập đoàn Sao Mai An Giang, cho biết GEM cũng đang thương thảo những bước “kỹ thuật” cuối cùng về việc quỹ này sẽ đầu tư 1.000 tỷ đồng vào công ty trong thời gian tới nhằm phát triển một số dự án BĐS có chất lượng. Ngoài ra, từ đầu năm 2015 đến nay, Sao Mai An Giang cũng đã và đang làm việc với hơn 10 nhà đầu tư, tổ chức tài chính nước ngoài về cơ hội hợp tác vốn đầu tư.

Ngoài ra, còn phải kế đến một số nhà đầu tư BĐS trong nước khác rất tích cực “săn” vốn ngoại, như tập đoàn địa ốc Nam Long liên kết với hai nhà đầu tư Nhật Bản; công ty địa ốc An Gia cũng vừa được quỹ đầu tư Creed Group cam kết đầu tư 200 triệu USD vào đây để cùng phát triển dự án BĐS; công ty BĐS mới nổi là Tiến Phát cũng đang có chiến lược huy động vốn từ nhiều cổ đông nước ngoài để tiếp tục đầu tư 2-3 dự án căn hộ cao cấp trong năm nay…

Đồng thời, qua các thương vụ M&A trên thị trường, ngoài những dự án mà các thương hiệu BĐS trong nước xúc tiến thì cũng có không ít nhà đầu tư ngoại nhảy vào mua cổ phần ở các công ty BĐS Việt Nam, điển hình như quỹ đầu tư BĐS Nhật Bản Japan Asia Việt Nam bỏ ra 54 triệu USD mua lại Maple Tree, Tungshing Group đầu tư 16 triệu USD mua lại 53% vốn điều lệ của Vinaland, EXS Capital mua lại cổ phần của Sơn Kim Land với trị gia 37 triệu USD.

“Phần đông những thành phần nước ngoài đều nhắm đến mục đích đầu tư trong thị trường BĐS Việt Nam hiện nay. Chính nguồn vốn đầu tư nước ngoài này, các nhà đầu tư đa quốc gia đã giới thiệu các thông lệ đầu tư quốc tế, tính tuân thủ trong nội bộ công ty, quản trị doanh nghiệp… Từ những kinh nghiệm quốc tế như vậy sẽ mang lại những điều hữu ích cho thị trường trong nước, giúp doanh nghiệp BĐS Việt Nam ngày càng lớn mạnh”, ông Marc cho biết thêm.

(Theo CafeF)

Trở về

Bài cùng chuyên mục