Lãnh đạo Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nhưng hiện tại Ả Rập Saudi đang phải đối mặt với lỗ hổng ngân sách lớn, thậm chí phải đi vay tiền từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Hoạt náo viên trên chính trường Mỹ
- Cập nhật : 11/08/2015
(The gioi)
Tỉ phú Donald Trump đang là một tên tuổi sáng chói của trào lưu dân túy trên đường đua vào chiếc ghế tổng thống Mỹ.
Donald Trump (giữa) khẩu chiến với các đối thủ trong cuộc tranh luận giữa các ứng viên đảng Cộng hòa - Ảnh: AFP
Donald Trump, trùm bất động sản và ông vua chương trình truyền hình thực tế của Mỹ, còn được biết tới với biệt danh “The Donald”, khó lòng trở thành tổng thống kế tiếp của Mỹ. Ông ta ồn ào, thô lỗ, chẳng thể nào cư xử lịch sự gần như trong mọi tình huống, và trông quái dị không thể tả với kiểu đầu chải ngược. Thậm chí, những thành viên đảng Cộng hòa hăng hái nhất đã vạch rõ giới tuyến với nhân vật này, với lý do ông ta chẳng qua là “một thằng hề”, và chiến dịch vận động hoàn toàn là một “gánh xiếc tạp nham”. Trang tin The Huffington Post đã dứt khoát đăng các tin tức về chiến dịch của Trump trong mục giải trí.
Ian Buruma là giáo sư chuyên ngành dân chủ học và báo chí tại Đại học Bard, bang New York, Mỹ. Năm 2008, Buruma được trao giải thưởng danh giá Eramus của châu Âu, dành cho những cá nhân đóng góp quan trọng cho văn hóa, xã hội hoặc khoa học xã hội ở cựu lục địa. Ông cũng lọt vào nhóm 100 nhà tư tưởng hàng đầu thế giới vào năm 2010 do tạp chí uy tín Foreign Policy bình chọn.
Thế nhưng, Trump hiện bỏ xa các đối thủ khác trên đường đua tranh vị trí đại diện cho đảng Cộng hòa. Điều này thậm chí bất thường đối với nền chính trị Mỹ, vốn không thiếu những chuyện kỳ khôi. Đâu là lý do của sự ủng hộ dành cho Trump? Có phải tất cả những người chạy theo ông này đều thuộc dạng “điên rồ”, như thượng nghị sĩ John McCain đã mô tả một cách thiếu khôn khéo?
Một diễn viên hài tên Victor Trujillo, mà nhiều người gọi là Brozo - Thằng hề, đã trở thành một nhà bình luận chính trị có ảnh hưởng nhất tại Mexico. Ở Hà Lan, làn sóng chủ nghĩa dân túy (đại diện cho quyền lợi của người dân) đầu tiên được dẫn dắt bởi Pim Fortuyn, một người đồng tính lòe loẹt thường xuất hiện với phong thái quá khích, thiên về khía cạnh gây cười cho cử tri. Một lần nữa, tài năng xuất khẩu cuồng ngôn của ông này thật ra lại là một dạng của quý chứ không phải trở lực. Sau cái chết đầy bi kịch của ông vào năm 2002, đến lượt Geert Wilders, cựu thành viên trong ban nhạc rock với quả đầu nhuộm màu bạch kim, tỏa sáng rực rỡ trên bầu trời chủ nghĩa dân túy của xứ sở hoa tulip.
Ông Trump tỏ rõ quan điểm chống dân nhập cư, gọi dân gốc Mexico ở Mỹ là “những kẻ cưỡng bức” - Ảnh: Reuters
Ở châu Âu, nỗi ác cảm đối với dân nhập cư, hoặc dân Hồi giáo, có thể nhanh chóng chuyển sang thái độ thù địch chống EU, vốn được xem là thành trì khác của tầng lớp tinh hoa. Đó là điểm chung của Wilders và Grillo. Tuy nhiên, tôi cho rằng có một lý do cơ bản hơn cho sự lấn lướt của các hoạt náo viên chính trị.
Những rắc rối của Donald Trump
Khẩu hiệu tranh cử của Donald Trump là “Vì một nước Mỹ vĩ đại”, nhưng trước khi có thể làm điều đó, nhà tỉ phú này phải đối mặt với các cáo buộc lừa đảo liên quan đến việc thành lập “Đại học Trump”.
Theo CNN, Trump hiện bị các sinh viên khởi kiện tập thể vì không cung cấp các chương trình giảng dạy đúng như quảng cáo. Ngoài ra, bang New York cũng đang kiện Trump về việc mở trường đại học không phép. Trường này đã bị nhà chức trách New York buộc đổi tên thành Sáng kiến Doanh nhân Trump do không đủ tiêu chuẩn của trường đại học trước khi bị giải thể.
Trong khi đó, ứng cử viên này hiện bị nhiều tổ chức tẩy chay vì các phát biểu lăng mạ người Mexico. Trong tuyên bố tranh cử vào tháng 6, Trump lên án những người nhập cư Mexico chỉ mang vào nước Mỹ “ma túy, tội phạm và những kẻ hiếp dâm”. Điều này khiến kênh NBCUniversal tức giận cắt hợp đồng phát sóng cuộc thi Hoa hậu Mỹ và Hoa hậu Hoàn vũ do công ty của Trump tổ chức. Thị trưởng New York Bill de Blasio cũng cho biết thành phố này đang xem xét lại các hợp đồng thuê đất của Trump vì phát ngôn gây sốc trên.