Ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch TTC cho rằng “Quản trị phải minh bạch, kiểm soát phải trách nhiệm, điều hành phải chuyên nghiệp. Nếu doanh nghiệp còn 2 sổ sách, đừng bao giờ nói chuyện làm lớn”.
Ai vừa qua mặt Jack Ma để trở thành người giàu nhất Trung Quốc?
- Cập nhật : 09/08/2017
Pony Ma là nhà đồng sáng lập kiêm CEO của Tencent, chủ của dịch vụ mạng xã hội WeChat, hiện đang có 938 triệu người dùng.
Pony Ma là nhà đồng sáng lập kiêm CEO của Tencent, chủ của dịch vụ mạng xã hội WeChat, hiện đang có 938 triệu người dùng.
Doanh nhân công nghệ Ma Huateng, còn được gọi là Pony Ma, đã vượt qua nhà sáng lập Jack Ma của Alibaba để trở thành người giàu nhất Trung Quốc trong vòng vài tiếng, theo tính toán mới đây của Forbes.
Pony Ma (45 tuổi) là nhà đồng sáng lập kiêm CEO của Tencent, chủ của dịch vụ mạng xã hội WeChat, hiện đang có 938 triệu người dùng. Ma hiện là cổ đông cá nhân lớn nhất của Tencent, với 8,71% cổ phần. Sau khi giá cổ phiếu của Tencent tăng 3% vào hôm thứ Hai vừa qua, Pony Ma đã trở thành người giàu thứ 18 trên thế giới với tài sản ròng 36,2 tỷ USD, đẩy Jack Ma xuống vị trí thứ 20.
Nhưng Jack Ma nhanh chóng lấy lại vị trí người giàu nhất Châu Á vào buổi chiều cùng ngày, sau khi cổ phiếu của Alibaba tăng gần 3%. Ông chủ của Alibaba đã trở lại vị trí thứ 18 trong danh sách Forbes, đẩy Pony Ma trở lại vị trí thứ 19.
Có một điểm thú vị là cái tên Pony và Tencent, cũng như họ của ông Ma, đều liên quan đến con ngựa. "Ma" (Mã) có nghĩa là con ngựa bằng tiếng Hoa, trong khi tên Tencent viết bằng tiếng Hoa là teng xin, viết tắt của cụm từ "một kỷ nguyên nhắn tin với tốc độ 10.000 ngựa".
Pony Ma thành lập Tencent vào năm 1998 ở tuổi 26. Sản phẩm đầu tiên của công ty là một phiên bản "nhái" phần mềm nhắn tin ICQ của Israel, nhưng được điều chỉnh lại cho phù hợp với thị trường Trung Quốc.
Sau khi thấy công ty bị mang tai tiếng là chuyên đi sao chép, Ma đã quyết định cho Tencent trải qua một đợt tự kiểm tra và chấn chỉnh vào năm 2011. Theo Bloomberg, Ma đã tổ chức một loạt các cuộc họp không khoan nhượng sau những cánh cửa đóng kín, và mời các chuyên gia độc lập đến để góp ý.
Tencent đã tung ra WeChat cùng năm đó (tháng 1/2011), và cho đến này thì tư duy mới của họ đã được tưởng thưởng xứng đáng.
Theo số liệu được công bố vào tháng 4 năm nay, WeChat và dịch vụ anh em Weixin đang có tổng cộng 938 triệu người dùng thường xuyên hàng tháng (MAU).
Ngoài việc kinh doanh dịch vụ nhắn tin và mạng xã hội, Tencent cũng duy trì đầu tư vào ngành game và công nghệ tài chính để làm cho người dùng ngày càng phụ thuộc vào hệ sinh thái mình. Tencent có cổ phần trong WeBank, ngân hàng tư nhân kỹ thuật số đầu tiên của Trung Quốc, cũng như là cổ đông lớn của nhiều công ty phát triển game tại Trung Quốc và nước ngoài.Theo Bloomberg, người dùng Trung Quốc dành ra tổng cộng 1,7 tỷ giờ mỗi ngày cho các ứng dụng của Tencent. Theo báo cáo năm 2016 của Tencent, công ty đạt được mức lợi nhuận gộp trong năm ngoái là 84 tỷ NDT (12,5 tỷ USD).
Hồi năm ngoái, Ma đã yêu cầu ban lãnh đạo công ty thực hiện chuyến đi bộ kéo dài 2 ngày qua sa mạc Gobi. Chuyến đi này bao gồm hai chặng, mỗi chặng dài 26 km. Một số thành viên đã yêu cầu từ bỏ chuyến đi và về nhà sớm, nhưng Ma và chủ tịch Martin Lau đã khăng khăng đòi tiếp tục cho đến khi kết thúc hành trình.
Sa mạc Gobi, nơi mà Ma cùng ban lãnh đạo của Tencent thực hiện chuyến đi bộ 26 km trong 2 ngày. Ảnh: BI
Ông Lau nói: "Chuyến đi này là đại diện cho văn hoá công ty. Chúng tôi đang tập trung nhiều hơn vào việc định hướng mục tiêu mà chúng tôi đang đi đến và quá trình để đi tới đó, hơn là giá cổ phiếu".
Hoàng Phượng
Theo Nhipcaudautu.vn