Không hành động theo cảm tính, luôn tìm hiểu rõ mấu chốt vấn đề, cân nhắc tác động cả ngắn hạn và dài hạn với tình hình hiện tại.
CEO Coca-Cola: Tôi không bao giờ đi ăn một mình
- Cập nhật : 23/08/2015
(Tin kinh te)
Tương tự cam kết hôn nhân, mối quan hệ kinh doanh chỉ thành công nếu bạn ở đó, chung lưng đấu cật với mọi người cả trong thời điểm tốt và xấu.
Dưới đây là chia sẻ của Muhtar Kent, CEO Coca-Cola khi trả lời câu hỏi: Làm thế nào để tạo dựng mối quan hệ kinh doanh đầy ý nghĩa?
Mỗi khi tôi đến thăm một trường đại học hoặc phát biểu trước những người chuyên nghiệp trẻ tuổi, tôi thường được hỏi “Ông nghĩ yếu tố nào đóng vai trò quan trọng nhất mang lại thành công trong kinh doanh?”. Tôi nói với họ, không lưỡng lự, đó là “Tôi không bao giờ đi ăn một mình”.
Mọi thời điểm trong ngày đều là cơ hội để khởi đầu hoặc cũng cố mối quan hệ và những mối quan hệ này, nếu đã có, có thể đưa đến những cơ hội không thể tin được cho những người có liên quan. Với tôi, những mối quan hệ là yếu tố quan trọng bậc nhất tôi mang theo khi đảm nhận chức vụ Chủ tịch và CEO Coca-Cola.
Một cách thành thật, chúng là những gì tôi có ở đây. Và bài học lớn nhất tôi học được trong những năm qua về mối quan hệ là chúng chỉ phát huy hiệu quả khi bạn ở đó vì mọi người mọi lúc, dù đó là thời điểm khó khăn hay suôn sẻ.
Để tôi cho các bạn một ví dụ về việc này. Năm 1989, ở tuổi 36, tôi nhận trách nhiệm dẫn dắt Coca-Cola thâm nhập vào thị trường Đông Âu sau khi Bức tường Berlin sụp đổ. Khái niệm thị trường tự do là điều hoàn toàn mới mẻ với 350 triệu người đang sống ở một khu vực rộng lớn này.
Gần như chưa hề có bất kỳ cơ sở hạ tầng nào cho Coca-Cola ở thị trường này: Không nhà máy đóng chai; không hệ thống phân phối. Thách thức của chúng tôi là thành lập hơn 20 nhà máy đóng chai và hệ thống phân phối hiện đại trải khắp 23 quốc gia chỉ trong vài tháng.
Trong thời gian này, tôi đến Albania - khi đó là một nền kinh tế khá tách biệt với các nước khác trên thế giới. Nền kinh tế Albania khi đó đang suy thoái và người dân thiếu thốn rất nhiều thứ. Tuy nhiên, chúng tôi nhìn thấy tiềm năng và quyết định mở một cơ sở đóng chai tại đây.
Chúng tôi cần tìm đúng người có thể giúp đỡ. Một vài người giới thiệu cho tôi một nha sĩ và nói “ông nên gặp người đàn ông này”.
Tôi tìm đến vị bác sĩ này trong văn phòng của ông. Văn phòng của ông không có lò sưởi và ông dùng những hộp gỗ đựng hoa quả để làm ghế ngồi cho bệnh nhân. Tôi nhanh chóng tạo dựng quan hệ với ông và gửi cho ông một số tờ báo và tạp chí phương Tây - vốn không sẵn có tại Albania tại thời điểm đó.
Một năm sau, trong cuộc bầu cử tự do đầu tiên ở Albania, vị bác sĩ này - Sali Berisha - trở thành tổng thống đầu tiên của nước này. Coca-Cola trở thành doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đầu tiên hoạt động tại đây và năm 1993, chúng tôi mở nhà máy Coca-Cola hiện đại đầu tiên ở Albania. Tổng thống Berisha tham dự lễ cắt băng khánh thành và ngày nay Coca-Cola đang tạo ra hơn 2.000 việc làm tại Albania.
Đây cũng là thời gian một vị giáo sư đại học cao tuổi - người mà tôi vẫn thường xuyên liên lạc - trở thành Phó thủ tướng Ba Lan. Một ngày nọ, hoàn toàn bất ngờ, ông gọi điện cho tôi, ngay trước khi Bức tường Berlin sụp đổ và nói “Muhtar, ông và Coke tốt nhất nên sẵn sàng vì mọi chuyện sẽ thay đổi rất nhanh ở Ba Lan”.
Vị giáo sư này đã đúng và lời khuyên đầy thông thái của ông là lý do chính giúp Coca-Cola có thể mở nhà máy đóng chai tại Ba Lan, một trong số 23 nhà máy chúng tôi mở ở khối Đông Âu chỉ trong 2 năm.
Nói đơn giản, những mối quan hệ có vai trò vô cùng quan trọng và trong một thế giới kỹ thuật số phát triển như vũ bão hiện nay, chúng ta có đủ điều kiện để tạo dựng và phát triển mọi mối quan hệ thương mại cần thiết.