Gần 10.000 tỷ đồng xây cảng hàng không vùng Tây Bắc
Tín dụng đen vùng biển lại bùng phát
Mê trận gạo lạ
Vắt sữa bò ra... nước mắt!
TP.HCM: Cần 1.000 tỷ đồng lát đá granite toàn bộ vỉa hè quận 1
95% người Việt Nam lo lắng tiền bạc khi về hưu
- Cập nhật : 17/09/2015
(Tin kinh te)
Rất nhiều người lao động đang lo lắng không đủ tiền sinh sống khi về hưu, chữa bệnh khi về già. Công tư phối hợp được cho là giải pháp hữu hiệu để giúp người lao động có thể an tâm về an sinh hưu trí.
Lo lắng khi về già
“Kết quả khảo sát về hưu trí tại khu vực Đông Á, giai đoạn 2: Thách thức và cơ hội” cho thấy 95% số người được hỏi ở Việt Nam đang lo lắng không đủ tiền sinh sống khi về hưu. Chính vì vậy mà họ đang nỗ lực cải thiện kế hoạch hưu trí cá nhân trong khi các chính phủ và ngành dịch vụ tài chính cũng nâng dần chất lượng an sinh hưu trí.
Tại Việt Nam, kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 1/5 số người đang lao động hi vọng sẽ có thu nhập từ tài sản tài chính khi nghỉ hưu, và chỉ 10% người được hỏi tin rằng con cái trưởng thành hoặc những thành viên khác trong gia đình là chỗ dựa thu nhập khi nghỉ hưu của họ.
Trong khi đó, theo Tổng cục Dân số và kế hoạch hóa gia đình, hiện tốc độ già hóa dân số tại Việt Nam đang dẫn đầu châu Á và nhanh nhất thế giới. Cùng lúc, tuổi thọ khỏe mạnh của VN chưa cao. Trung bình mỗi người cao tuổi phải chịu 14 năm bệnh tật trong cuộc sống của họ. 95% người cao tuổi có bệnh, trung bình mỗi người mắc 2,69 bệnh.
Tiến sĩ Richard Jackson, chủ tịch Viện Lão hóa toàn cầu, cho rằng: "Rõ ràng người về hưu Việt Nam cũng như các nước Đông Á đang ở một thời điểm khó khăn. Người lao động cũng đang rất lo lắng về tương lai hưu trí của họ và muốn được cải thiện. Và các giải pháp công tư phối hợp ở đây là rất cần thiết”.
Công tư phối hợp giúp người dân
Tại Việt Nam, trong khi Chính phủ đang có những giải pháp công thì trên thị trường cũng đã đưa ra nhiều giải pháp tư hữu ích.
Kết quả từ khảo sát cho thấy đại đa số người Việt được hỏi đồng ý với các sáng kiến mới của Chính phủ nhằm khuyến khích hoặc yêu cầu người lao động tiết kiệm nhiều hơn cho họ khi về hưu.
Theo đó, giải pháp an sinh hưu trí từ mua bảo hiểm và quản lý tài sản nhận được nhiều sự quan tâm từ người dân. 25% số người được hỏi ở Việt Nam hi vọng khi về hưu có thu nhập từ các sản phẩm bảo hiểm, niên kim, cổ phiếu, trái phiếu hay quỹ tương hỗ.
Ông Donald Kanak, chủ tịch Prudential Châu Á, cho hay: “Để bảo đảm an sinh hưu trí cho người cao tuổi cần đòi hỏi các giải pháp công tư kết hợp. Lĩnh vực bảo hiểm và quản lý tài sản đóng vai trò quan trọng để làm giảm áp lực lên ngân sách của chính phủ khi dân số đang già hóa”.
Ông Wilf Blackburn, tổng giám đốc Prudential Việt Nam, cho biết: “Rõ ràng dịch vụ bảo hiểm, các giải pháp đầu tư cho hưu trí và bảo vệ sức khỏe đang ngày càng giữ vai trò quan trọng khi giảm áp lực lên ngân sách nhà nước và từng gia đình người dân ở đây. Prudential đang đệ trình cho Bộ Tài chính để đưa ra giải pháp tương lai hưu trí tốt hơn, phù hợp hơn với điều kiện và hoàn cảnh VN”.
Ông Doãn Thanh Tuấn, phó cục trưởng Cục Quản lý giám sát bảo hiểm Bộ Tài chính, cho biết: “Bộ Tài chính thời gian trở lại đây đã tạo điều kiện cho các giải pháp an sinh hưu trí trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Chúng tôi tin rằng các giải pháp công tư phối hợp này sẽ giúp người lao động có thể an tâm về an sinh hưu trí trong tương lai”.
Bà Ritsu Nacken, Trưởng đại diện Quỹ Dân Số Liên Hiệp Quốc UNFPA cho hay: “Già hóa dân số mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức về chăm sóc sức khỏe, tuổi nghỉ hưu và thu nhập khi về già để đảm bảo sự cân bằng cuộc sống qua các độ tuổi, cần phải có các chiến lược và chính sách chủ động và phù hợp để đáp ứng”.