Cây xạ đen mang lại giá trị kinh tế cao gấp 3 – 4 lần so với canh tác lúa hoặc các loại hoa màu khác. Đặc biệt, người dân trồng cây xạ đen không cần phải mang đi xa mà thương lái vào tận vườn thu mua.
Bỏ thói quen sản xuất gạo kiểu tự cung tự cấp
- Cập nhật : 26/08/2015
(Tin kinh te)
Từ trước đến nay người nông dân đều sản xuất lúa theo phương thức tự cung tự cấp, và hiện vẫn chưa phá vỡ được phương thức sản xuất này. Giải pháp chính là nâng cao khả năng sản xuất lúa gạo, hướng đến xuất khẩu.
Đây là nhận định được đưa ra tại buổi Hội thảo góp ý Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, do Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) tổ chức vào ngày 25/8, tại Hà Nội.
Ông Trần Công Thắng, Phó Viện trưởng Viện IPSARD đã trình bày đề án. Theo đó, mục tiêu chính là đến năm 2020 là đảm bảo lợi nhuận cho người trồng lúa ở vùng sản xuất lúa hàng hóa từ 30% trở lên, giảm tổn thất sau thu hoạch dưới 8%.
Theo báo cáo tại Hội thảo, về xuất khẩu, trong 10 năm tới, Thái Lan và Việt Nam sẽ chiếm hơn 47% xuất khẩu gạo thế giới và đóng góp 87% tăng trưởng xuất khẩu toàn cầu.
Tại Thái Lan, sản xuất tăng cộng với việc giải phóng kho lúa gạo, hệ quả
của chính sách trợ giá gạo trong những năm gần đây, sẽ đẩy xuất khẩu gạo tăng 4,4 triệu tấn, lên 13,9 triệu tấn vào niên vụ 2023/24. Ngoài Thái Lan, các đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam sẽ gồm Ấn Độ, Pakistan, Hoa Kỳ. Myanmar cũng có triển vọng trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn tại châu Á, nhưng khả năng cạnh tranh với Việt Nam và Thái Lan chưa rõ ràng.Góp ý cho đề án, Giáo sư Vũ Văn Yết, Phó Giám đốc Học viện nông nghiệp Việt Nam khẳng định, người thực hiện tái cơ cấu này chính là người sản xuất lúa. Từ trước đến nay người nông dân đều sản xuất lúa theo phương thức tự cung tự cấp, và hiện vẫn chưa phá vỡ được phương thức sản xuất này. Giải pháp chính là phải nâng khả năng sản xuất hàng hóa của người sản xuất lúa gạo, sản xuất lúa là để xuất khẩu. Đây là giải pháp đầu tiên, và phải thực hiện mới tái cơ cấu được.
Về giải pháp cho thương hiệu gạo của Việt Nam, ông Yết cho rằng, nên cải tiến gạo tiến jasmine thành jasmine VN. Giống lúa jasmine là của Mỹ, hết thời hạn bảo hộ bản quyền Thái lan đã chuyển đổi thành jasmine Thái Lan và xây dựng thành công thương hiệu gạo này. Vì vậy, VN hoàn toàn có thể cải tiến giống lúa này cho phù hợp với thương hiệu của VN.
Cùng quan điểm với ông Yết, ông Trần Văn Khởi, Phó Giám đốc Trung tâm khuyến nông quốc gia cho rằng, phải tăng cường năng lực sản xuất theo hướng hàng hóa của người nông dân. Hiện nay, nông dân thiếu rất nhiều kiến thức cả về kỹ thuật và thị trường. Vì vậy cần nâng cao năng lực của hợp tác xã (HTX), vì HTX chính là người tổ chức cho nông dân sản xuất theo hàng hóa. HTX có thể là bên B kí hợp đồng với nông dân, hoặc chính là đại diện của nông dân đi kí kết hợp đồng.
Góp ý cho đề án, các đại biểu cũng cho rằng, đề án chưa gắn kết trong bối cảnh chung của đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chưa thể hiện mối quan hệ của mô hình sản xuất cánh đồng mẫu lớn. Bên cạnh đó, lĩnh vực cơ giới hóa quan trọng nhưng chưa được nhắc đến trong đề án.