tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Nhật thiếu lao động trầm trọng bởi chế độ nghỉ hưu bắt buộc?

  • Cập nhật : 10/05/2018

Quy định về nghỉ hưu bắt buộc, ban đầu được đưa ra với mục tiêu bảo vệ người già không bị bóc lột, giờ đây đang lấy đi của nước Nhật nguồn lao động quý giá.

anh: kyodo news

Ảnh: Kyodo News

Ở thời điểm dân số Nhật ngày một già, nhân lực thiếu, đã đến lúc nước Nhật cần bỏ đi quy định buộc con người ta phải nghỉ hưu ở tuổi 60 hoặc hơn.

Quy định về nghỉ hưu bắt buộc, ban đầu được đưa ra với mục tiêu bảo vệ người già không bị bóc lột, giờ đây đang lấy đi của nước Nhật nguồn lao động quý giá. Quy định cũng tạo ra sự phân biệt đối xử với những người lao động trên 60 tuổi theo một cách mà sẽ bị coi là vi phạm pháp luật tại nhiều nền kinh tế phát triển khác.

Xét từ góc độ kinh tế cũng như góc độ pháp luật, quy định này đều nên bị bãi bỏ. Người ta cần phải được tự do lựa chọn họ sẽ muốn nghỉ hưu khi nào.

Theo luật của Nhật hiện tại, những công ty và tổ chức lớn của Nhật được yêu cầu phải để người lao động nghỉ hưu khi họ đến một độ tuổi nhất định. Sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, tuổi nghỉ hưu tối thiểu đã được nâng lên 60 trong khi cùng lúc đó, tuổi thọ tăng nhanh hơn đáng kể.

Thế nhưng khi tình hình tài khóa khó khăn hơn, đặc biệt khi người về hưu đang sống lâu hơn, chính phủ đã dần dần nâng tuổi nhận lương hưu từ 60 lên 65 vào năm 2025 (hiện nay đang là 62 tuổi).

Để ngăn người về hưu không phải có những năm không được nhận lương hưu, việc đảm bảo việc làm cho đến tuổi có thể về hưu bằng cách điều chỉnh tuổi nghỉ hưu tối thiểu đã trở nên cấp bách.

Nhiều công ty chọn tiếp tục tuyển dụng người lao động nhưng giảm bớt lương, bởi nhìn từ góc độ chi phí, nó giúp tiết kiệm hơn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc buộc người lao động phải rời thị trường lao động ở một tuổi nhất định, hoặc giảm lương của họ trong khi họ vẫn còn khả năng và ý chí làm việc hoàn toàn không hiệu quả và không công bằng.

Tại sao một hệ thống thiếu hiệu quả như vậy lại được chấp nhận ở một nước đang trải qua tình trạng dân số giảm và chật vật với lực lượng lao động thiếu hụt.

Việc bỏ đi quy định về hưu bắt buộc không nên bị coi như cách để giúp cho người lao động già coi việc ở lại như tất nhiên. Ngược lại, họ nên được khuyến khích thay đổi công việc tự do phù hợp với khả năng, kiến thức, thái độ và đam mê của họ.

Cùng lúc đó, những chế độ đãi ngộ quá tốt dành cho người già, ví như chế độ hưu trí, chi phí y tế giảm hoặc được ưu tiên về phí cần được điều chỉnh giảm. Để vượt qua tất cả những rào cản trên không hề dễ dàng, thế nhưng nó hoàn toàn cần thiết với nước Nhật.

Phần đông những người đi làm ở Nhật hiện nay khá thờ ơ trong việc cải thiện năng lực bản thân bởi họ mặc nhiên cho rằng việc làm của họ đã an toàn. Sự an toàn này sẽ sớm biến mất. Sẽ không bao giờ là quá sớm để chuẩn bị cho thời điểm mà chế độ việc làm trọn đời không còn tồn tại nữa.

Tác giả bài viết là ông Shigeo Kashiwagi, giáo sư kinh tế học tại đại học Keio, Nhật.

TRUNG MẾN
Theo Bizlive.vn

Trở về

Bài cùng chuyên mục