tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Làng bánh tráng lớn nhất miền Tây vào mùa “hốt bạc”

  • Cập nhật : 16/01/2016

(Lang nghe)

Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp tết Nguyên đán hằng năm, làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (quận Thốt Nốt) lại nhộn nhịp hẳn lên. Để có đủ lượng bánh giao cho khách hàng, nhiều hộ đã phải thuê thêm lao động và bắt đầu công việc ngay từ 1h sáng.

Tuy còn gần một tháng mới đến tết Nguyên đán Bính Thân 2016, nhưng làng nghề bánh tráng Thuận Hưng, thuộc phường Thuận Hưng, quận Thốt Nốt (TP. Cần Thơ) đã trở nên nhộn nhịp. Với các hộ dân làm nghề thì đây là cơ hội “có một không hai” trong năm để “hốt bạc”.

Đang tất bật với những vỉ bánh thơm lừng, ông Phan Văn Dai (48 tuổi), tổ 10, khu vực Tân Phú, phường Thuận Hưng cho biết: “Gia đình tôi bắt đầu làm bánh tráng giòn từ đầu tháng 11 âm lịch hằng năm, đây đang là thời gian cao điểm trong vụ bánh tết. Tuy có phần vất vả, nhưng do công việc được làm theo nhóm nên lúc nào cũng rộn tiếng cười, nói”.

Theo đó, mỗi ngày gia đình ông Dai làm một mẻ bánh với 100 kg gạo được xay thành bột và cho ra lò khoảng 90 - 100kg bánh tráng giòn. Với 1 kg bánh tráng thành phẩm, được thương lái cân tại nhà với giá 25.000 đồng, sau khi trừ bỏ tất cả chi phí, ông Dai lãi ròng trên 500.000 đồng/ngày.

Để kịp phục vụ cho thị trường tết, ngoài 2 lao động trong gia đình, ông Dai đã phải thuê thêm 3 người, làm việc từ 1h sáng đến 16h cùng ngày. Sau đó, lao động trong gia đình lại tiếp tục chuyển sang xay bột, chuẩn bị nguyên liệu cho ngày hôm sau.

de co du banh giao cho cac dai li, cac ho lam banh trang o thuan hung phai lam viec tu 1 gio sang

Để có đủ bánh giao cho các đại lí, các hộ làm bánh tráng ở Thuận Hưng phải làm việc từ 1 giờ sáng

Chia sẻ bí quyết để làm ra chiếc bánh ngon, đẹp lại vừa khẩu vị, ông Dai vui vẻ nói: “Quan trọng nhất là khâu chọn gạo và nêm bột. Gạo được chọn phải đáp ứng được các yêu cầu như: thơm nhưng có phần khô cơm để dễ dàng trong việc lấy bánh. Còn phần nêm bột thì phải cho vừa ăn, tạo ra loại bột mịn nhất nhằm đảm bảo chiếc bánh được làm ra phải đẹp”.

Vào mùa bánh tết, ông Dai cho thợ sửa lại lò tráng và đầu tư hơn 400 vỉ phơi mới (được làm bằng lá dừa). Với mỗi chiếc vỉ phơi,có diện tích chứa được 5 cái bánh, có giá 25.000 đồng/vỉ.

Nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, chị Hà Thị Sáu, khu vực Tân Phú, cũng đầu tư làm bánh tráng ngọt. Theo chị Sáu, việc làm bánh tráng ngọt tương đối khó hơn so với bánh tráng giòn, để có một chiếc bánh tráng ngọt thành phẩm, người làm phải xay bột kèm theo nước cốt dừa, mè, đường....

Vừa phơi bánh chị Sáu vừa cho biết: “Đối với ngày thường, cơ sở cho là lò mỗi ngày 1 thiên bánh (1.000 cái), nhưng vào thời điểm này tăng lên 2 thiên, vẫn không đủ bán cho thương lái. Mỗi thiên bánh có giá dao động từ 1 - 2 triệu đồng (tùy vào yêu cầu của từng đơn hàng). Sau khi trừ bỏ chi phí nguyên liệu và nhân công, cơ sở còn lãi từ 500.000 - 1.000.000 đồng/ngày”.

Làng làm bánh tráng lớn nhất miền Tây tất bật vào vụ mùa bánh tết.

Tận dụng vụ bánh tết, nhiều lao động tại địa phương đã làm việc cả ngày lẫn đêm để tăng thêm thu nhập. Chị Trần Thị Thu (32 tuổi), lao động tại cơ sở ông Dai niềm nở cho hay: “Nếu tôi làm từ 1h sáng đến 4h chiều thì được 170.000 đồng. Công việc chủ yếu của tôi là ngồi lấy bánh ngay tại bếp, tuy có phần hơi nóng nhưng chị em khá vui vẻ vì có công việc ổn định, lại duy trì được tay nghề”.

Ông Nguyễn Ngọc Quí, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân Khu vực Tân Phú cho biết: “Tại địa bàn khu vực Tân Phú có hơn 30 hộ dân làm nghề tráng bánh. Đây được xem là nghề chính của khu vực. Vào những ngày này, nơi đây đâu đâu cũng thấy bánh, ai ai cũng tráng bánh, tạo nên không khí vui tươi, nhộn nhịp vào những ngày cuối năm”.

Theo ông Phan Văn Tấn Tài, Chủ tịch Hội Nông dân phường Thuận Hưng cho biết: “Trên địa bàn có 64 hộ chuyên làm nghề tráng bánh quanh năm. Nhưng vào dịp tết Bính Thân năm nay, số hộ làm bánh “thời vụ” tăng lên trên 800 hộ. Nhờ vào vụ bánh tết mà hàng ngàn lao động ở địa phương có việc làm ổn định, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Hiện tại, bánh tráng Thuận Hưng có mặt hầu hết các tỉnh thành trên cả nước và cả thị trường Campuchia”.

khau dau tien trong viec lam banh trang la xay bot gao.

Khâu đầu tiên trong việc làm bánh tráng là xay bột gạo.

tiep theo chuan bi cac nguyen lieu nhu: nao dua, gang me …

Tiếp theo chuẩn bị các nguyên liệu như: nạo dừa, gang mè …

bot duoc danh thanh hinh tron dep mat tren mat bep “chuyen dung” trong nghe trang banh.

Bột được đánh thành hình tròn đẹp mắt trên mặt bếp “chuyên dụng” trong nghề tráng bánh.

sau do duoc day nap khoang 5 giay, cho bot chin.

Sau đó được đậy nắp khoảng 5 giây, cho bột chín.

banh duoc lay ra boi su phoi hop nhip nhang giua nguoi danh bot va nguoi lay banh.

Bánh được lấy ra bởi sự phối hợp nhịp nhàng giữa người đánh bột và người lấy bánh.

sau do, chiec banh duoc dat nhe nhang len chiec vi duoc lam bang la dua.

Sau đó, chiếc bánh được đặt nhẹ nhàng lên chiếc vỉ được làm bằng lá dừa.

moi chiec vi chua duoc 5 cai banh thom lung.

Mỗi chiếc vỉ chứa được 5 cái bánh thơm lừng.

moi nguoi mot viec, tao nen khong khi vui tuoi, nhon nhip quen di bao nang nhoc trong lao dong.

Mỗi người một việc, tạo nên không khí vui tươi, nhộn nhịp quên đi bao nặng nhọc trong lao động.

nhung chiec vi banh duoc van chuyen den san phoi bang xe keo.

Những chiếc vỉ bánh được vận chuyển đến sân phơi bằng xe kéo.

tan dung nhung bai dat trong…va ca me song de lam san phoi banh

Tận dụng những bãi đất trống…và cả mé sông để làm sân phơi bánh

banh sau khi phoi kho duoc dem vao nha va duoc go ra mot cach can than tranh lam cho banh vo.

Bánh sau khi phơi khô được đem vào nhà và được gỡ ra một cách cẩn thận tránh làm cho bánh vỡ.

voi moi kg banh trang gion thanh pham co gia ban 25.000 dong, nghe lam banh trang dang mang lai nguon thu nhap on dinh cho ba con noi day.

Với mỗi kg bánh tráng giòn thành phẩm có giá bán 25.000 đồng, nghề làm bánh tráng đang mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con nơi đây.

(Theo Dân Trí)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục