“Chúng ta đã biết, nhiều giao dịch giữa Chính phủ, doanh nghiệp với người dân mặc dù đã đề ra từ rất lâu nhưng chưa thực hiện được. Vấn đề đặt ra là thanh toán điện tử có ích lợi không? Cả thế giới họ đã làm rồi. Ở những quốc gia phát triển, thanh toán điện tử chiếm tới 90% tổng thanh toán thì đã giúp GDP tăng khoảng 1%”, ông Đam nhận định.
S&P: Thu hút đủ vốn FDI, kinh tế Việt Nam bắt đầu khởi sắc
- Cập nhật : 18/12/2015
(Kinh te)
Quỹ Standard & Poor (S&P) mới đây đã công bố báo cáo nhận định rằng "kinh tế Việt Nam đang bắt đầu khởi sắc" trong khi kinh tế hầu hết các nước châu Á khác đang phát triển chậm lại hướng tới tăng trưởng tiêu dùng.
Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty may Hòa Thọ (Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ) tại Khu công nghiệp Nam Đông Hà. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Quỹ Standard & Poor (S&P) mới đây đã công bố báo cáo nhận định rằng "kinh tế Việt Nam đang bắt đầu khởi sắc" trong khi kinh tế hầu hết các nước châu Á khác đang phát triển chậm lại hướng tới tăng trưởng tiêu dùng.
Theo S&P, cách đây 4 năm, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn "vật lộn" với các khoản nợ xấu đặc biệt khi chính phủ ưu đãi các doanh nghiệp nhà nước, tuy nhiên đến nay, Việt Nam đã thu hút được đủ vốn đầu tư nước ngoài để thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh nhu cầu và giá cả trên thế giới giảm sút.
Xuất khẩu điện tử của Việt Nam tăng 33%/năm trong vòng 3 năm qua, chiếm 18-29% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong khi lĩnh vực dệt may chiếm 20% xuất khẩu.
Tổng thể, đầu tư nước ngoài tăng gấp đôi trong giai đoạn năm 2012-2014 so với ba năm trước đó, trong đó Nhật Bản và Hàn Quốc mỗi nước chiếm 22%; Singapore chiếm 16%; Trung Quốc đại lục và Hong Kong (Trung Quốc) chiếm 13% và Đài Loan (Trung Quốc) chiếm 7,5%...
Thương mại giữa Australia và Việt Nam năm 2014 đã tăng 35%, lên mức 8 tỷ đôla Australia (AUD) - tương đương 5,7 tỷ USD, dù đầu tư của nước này tại Việt Nam chỉ đạt mức khiêm tốn 1,2 tỷ AUD (0,7 tỷ USD).
S&P cho rằng lực lượng lao động Việt Nam trong số khoảng 91 triệu dân là một nhân tố quan trọng, có năng suất cao do được cung cấp các trang thiết bị tiên tiến.
Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán dân số ở tuổi lao động của Việt Nam sẽ tăng đến năm 2030, trong khi dân số lao động Trung Quốc giảm sút. Mức lương trung bình hàng năm của công nhân Việt Nam hiện hơn 2.800 AUD (gần 2.000 USD), tương đương mức lương của công nhân Trung Quốc cách đây 10 năm - hiện nay mức lương trung bình của công nhân Trung Quốc là 11.200 AUD/năm (gần 8.000 USD).
So với các nước có mức lương thấp, Việt Nam được hưởng lợi từ "thái độ khá cởi mở với đầu tư nước ngoài."
Tuy nhiên, S&P cũng cho rằng Việt Nam sẽ gặp phải thách thức từ việc đồng USD tăng giá và tỷ giá tăng, do Việt Nam duy trì tỷ giá cố định và mức dự trữ ngoại tệ thấp, 31 tỷ USD (43 tỷ AUD) vào tháng Chín.
Cơ quan phân tích kinh doanh của Singapore, IMA Asia cho biết Việt Nam sẽ được lợi hơn 11 nước thành viên khác của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thông qua việc hưởng thuế thấp hơn đối với các mặt hàng xuất khẩu có tiếng.
Theo dự báo của IMA, Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,2% năm 2015 và 6,4% năm 2016.